Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Củ Từ – món ăn cần có khi thời tiết trở lạnh


Được biết tới với những tên gọi như củ nâu, củ từ… khoai từ là thực phẩm đại bổ trong những ngày đông với nhiều công dụng bất ngờ.
Khoai từ hay còn gọi là củ từ (tên Hán Việt: thổ noãn, thổ vu, danh pháp hai phần: Dioscorea esculenta), là một dạng khoai thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae. Khoai từ gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông).
Là thực phẩm hàng đầu có tác dụng ích khí bổ âm, một vài năm trở lại đây củ từ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Nó được coi là “người yêu của mọi người”trong các loại rau củ mùa đông. Một số người ăn củ cải có thể cảm thấy lạnh, nhưng loại củ này mang tính bình hòa không độc tính, thích hợp với hầu như tất cả mọi người. Theo y học cổ truyền, củ từ có chức năng ích khí, dưỡng âm, bổ Tỳ, ích Thận, rất thích hợp sử dụng cho những người Tỳ Vị yếu, khí huyết hư hao…
Về thành phần hoá học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… cung cấp được 94Kcal. Giá trị dinh dưỡng được đánh giá là tương đương khoai tây.
Theo Đông y, củ khoai từ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh. (Ảnh: Healthplus.vn)
Thêm vào đó, củ từ chứa nguồn vitamin A, B, C rất phong phú, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe đồng thời cải thiện làn da, thị lực. Amylase và polyphenol oxidase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Đây cũng là thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư mà chúng ta không nên bỏ qua. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của củ từ. 
Công dụng của củ từ
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Vitamin và nguyên tố vi lượng phong phú trong khoai từ có tác dụng ngăn cản tích tụ chất béo trong thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc tim, huyết áp thấp và giúp tinh thần ổn định. Đây là thực phẩm hữu ích tốt cho người có tiền sử tim và huyết áp trong mùa đông.
Kiện Tỳ, ích Vị: Trong củ từ có chứa amylase và polyphenol oxidase, đây là hai chất hỗ trợ rất tốt cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu và sở hữu công dụng tương tự những loại thuốc bổ Tỳ. Do đó, những người có Tỳ dương suy yếu, dạ dày mắc chứng âm hư hoặc ăn ít, chán ăn, đi tả đều có thể sử dụng loại thực phẩm này để tăng cường sức khỏe cho Tỳ, Vị.
Bổ Phế, khỏi ho: Chất saponin và chất dịch trong khoai từ lại có tác dụng làm dịu và nhuận họng, bổ phế, tiêu đờm, trị các chứng ho khan, tiêu trừ một số loại bệnh về đường hô hấp. Thường xuyên sử dụng sẽ hỗ trợ giúp bổ phế hiệu quả.
Tốt cho đường tiêu hóa: Ăn củ từ giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư bằng cách vô hiệu hóa các chất độc trong thực phẩm.
Điều chỉnh đường huyết: Đây là loại củ có chỉ số glycemic thấp, nên có thể hỗ trợ ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu.
Nhiều dưỡng chất: Củ từ là nguồn phong phú vitamin B, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Những vitamin này cần thiết để thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ giúp xương chắc khỏe. Vitamin A trong nó cũng giúp cải thiện làn da, tăng cường thị lực, chống lại các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.
Kiểm soát huyết áp: Củ từ giàu khoáng chất như đồng, canxi, sắt, kali, mangan, phốt pho… Kali bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. Chất sắt cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu, ngừa thiếu máu.
Chống trầm cảm, bi quan, chán nản: Thường xuyên ăn loại củ này, có thể hỗ trợ giúp cơ thể tăng cường sản sinh hợp chất serotonin (một chất làm cho não phấn chấn, lạc quan hay còn gọi là hormone hạnh phúc).
Thải và phòng chống nhiễm độc: Đây là món ăn có thể hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.
Chất Amylase và polyphenol oxidase trong củ từ rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh: zixun.paizi.com)
Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ củ từ
Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống: Củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư.
Giải độc: Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Chống trầm cảm: Nên ăn khoai từ để tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh serotonin là chất làm cho não phấn chấn.
Chữa viêm họng, ho do nhiệt: 250g củ từ gọt vỏ, 25g thịt gà, 100g thịt lợn nạc, 75g xá xíu, 25g nấm đông cô, 100g măng, 500g bột nếp, 250g bột mì, 50g dầu mè, rượu, xì dầu, 15g muối, 0,5g tiêu bột.
Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Giải nhiệt, tiêu đờm: Củ từ gọt vỏ nạo nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Trị ho, mẩn ngứa bằng tía tô vừa an toàn lại hiệu quả


Theo đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu giúp kháng và diệt khuẩn hiệu quả. Tía tô giúp chữa bệnh do dai dẳng, mẩn ngứa, cảm…
 
Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô rất giàu dinh dưỡng gồm vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… Không chỉ là gia vị trong các món ăn mà tía tô còn giúp chữa bệnh.
Trị ho, mẩn ngứa bằng tía tô vừa an toàn lại hiệu quả
Ảnh minh họa.
Theo đông Y, tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo.
Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Theo Tri Thức Trẻ, PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.
Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành – tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Các bài thuốc từ tía tô:
Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Ho do hen suyễn: Lấy 90g hạt tía tô đem sao qua cho thơm, tán thành bột mịn rồi ngâm vào 1 lít rượu gạo trong 10 ngày. Sau 10 ngày đem ra chắt lấy nước, bỏ xác. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml
Cách này chỉ áp dụng cho ho suyễn có đờm trắng đục, nặng ngực. Nếu ho đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ thì không dùng.
Ho kèm theo nôn: Lấy lá tía tô đun với nước thật lâu, gạn bỏ xác lá rồi nấu cô đặc lại thành cao. Đậu đỏ đem rang cho vàng, tán nhỏ trộn với cao tía tô ở trên và viên thành hạt để uống. Thuốc này dùng khi ho kèm theo theo nôn, chảy máu, tiêu chảy sẽ hạn chế chảy máu, giảm ho.
Ho mất tiếng: Lấy 30g mận tươi và 5 quả đại táo đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Khi nước sôi, cho vào ấm trà có 6g lá tía tô và 3g lá trà để hãm uống như uống trà. Mỗi ngày uống 2 lần liên tục 10 ngày chữa ho mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh…
Ho ở trẻ nhỏ: Để thực hiện cách này, bạn nên chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế đem rửa sạch. Cho tất cả vào chén sứ, thêm đường phèn và chút nước vào rồi đun cách thủy trong 15 phút, sau đó uống chậm từ từ để thuốc ngấm vào lưỡi, vừa uống nuốt vừa vuốt từ cằm xuống rốn.
Chữa dạ dày: Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa mề đay, mẩn ngứa: Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.
Lưu ý:
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, vì vậy không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều. Nếu dùng lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ…
Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng


Cam thảo có nghĩa là cỏ ngọt, bộ phận được dùng làm thuốc là rễ của cây, có vị ngọt, tính ôn. Vị thuốc này được dùng với chức năng điều vị, dẫn thuốc… trong các bài thuốc Đông y, cũng như sử dụng trong sản xuất kẹo ngọt và đồ uống. 
Lịch sử của Cam thảo
Từ ‘Cam thảo’ đề cập đến rễ của một loài thực vật có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra, là cây thân thảo có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á.
Người Ai Cập thời xưa đã rất yêu thích rễ cây Cam thảo. Họ dùng nó như một loại trà có thể điều trị bách bệnh. Sau đó, cam thảo được du nhập vào Trung Quốc và nhanh chóng trở thành loài thảo dược quan trọng trong Y học truyền thống của Trung Hoa.
Cam thảo có vị cay, tính ấm, là thảo dược quan trọng trogn nền Y học cổ truyền. (Ảnh: naturalmentesaudavel.net)
Hiện nay, trên thị trường có hai loại chế phẩm Cam thảo: Có chứa glycyrrhizin và không chứa glycyrrhizin (DGL). Dưới đây là một số lợi ích có được từ Cam thảo:
Làm dịu cơn đau dạ dày
Cam thảo được dùng để làm dịu các vấn đề về tiêu hoá. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày, ợ nóng, chiết xuất từ rễ Cam thảo có thể tăng tốc độ sửa chữa niêm mạc dạ dày và khôi phục lại sự cân bằng. Có được điều này là do đặc tính chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của axit glycyrrhizic.
Một nghiên cứu cho thấy rằng axit glycyrrhizic có thể ngăn chặn vi khuẩn độc hại H. pylori phát triển. Ngoài ra còn có nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh loét dạ dày tá tràng, ợ nóng hoặc viêm dạ dày đã cải thiện các triệu chứng khi dùng DGL (Sử dụng cam thảo không chứa ít DGL là hình thức an toàn hơn khi được chỉ định sử dụng lâu dài).
Làm sạch hệ hô hấp của bạn
Cảm thảo được khuyến cáo dùng để điều trị các vấn đề về hô hấp. Dùng Cam thảo như một chất bổ sung đường uống có thể giúp cơ thể sản xuất ra chất nhầy. Việc tăng sản xuất ‘đờm’ dường như là phản ngược lại với hệ thống phế quản khoẻ mạnh. Tuy nhiên, điều tưởng như đối nghịch này lại là đúng. Việc sản xuất chất nhầy lành mạnh và sạch sẽ giữ cho chức năng hệ thống hô hấp không bị niêm dịch dính cũ làm tắc nghẽn lại.
Giảm căng thẳng
Theo thời gian, căng thẳng có thể khiến tuyến thượng thận kiệt sức bằng cách liên tục sản sinh ra adrenaline và cortisol. Chiết xuất rễ cam thảo có thể kích thích tuyến thượng thận, thúc đẩy mức cortisol có lợi trong cơ thể.
Cảm thảo giúp giảm căng thẳng làm sạch hệ hô hấp. (Ảnh: chekad.tv)
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một số nghiên cứu cho rằng, Cam thảo có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt. Và một số thực nghiệm ở Trung Quốc cũng kết hợp nó vào điều trị ung thư. Tuy nhiên cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) chưa phê duyệt các phương pháp điều trị như vậy ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các nghiên cứu về lĩnh vực này đang diễn ra.
Bảo vệ làn da và răng
Gel bôi tại chỗ có chứa Cam thảo được khuyến cáo để điều trị bệnh chàm. Vị thuốc này được sử dụng trong da liễu vì tính kháng khuẩn tương đối tốt. Cũng vì lý do này, các chuyên gia y tế đề nghị áp dụng Cam thảo trong điều trị sâu răng để tiêu diệt vi khuẩn.
Liều lượng và hình thức sử dụng
Chiết xuất chất lỏng
Chiết xuất cam thảo dạng lỏng là hình thức phổ biến nhất của cam thảo. Nó được sử dụng như chất ngọt thương mại trong kẹo ngọt và đồ uống. Chiết xuất chiết xuất từ cam thảo của một cá nhân không được vượt quá 30 mg axit glycyrrhizic/mL. Dùng nhiều hơn có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Dạng bột
Bột Cam thảo có thể kết hợp với chất gel để trở thành một thuốc mỡ bôi ngoài da. Ở dạng bột, Cam thảo đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm và mụn trứng cá. Cũng có thể dùng bột uống hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo liều lượng cam thảo là dưới 75 mg mỗi ngày.
Trà cam thảo
Lá của cây cam thảo phơi khô và vò nát làm trà cũng được dùng phổ biến. Trà được dùng để thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm sạch đường hô hấp và sức khoẻ tuyến thượng thận. Không nên dùng quá 230g mỗi ngày.
Trà Cam thảo có tác dụng lợi tiêu hoá. (Ảnh: teedose.de)
Dạng DGL
Dạng DGL là cam thảo được loại bỏ bớt glycyrrhizin, đó là một hình thức an toàn hơn. DGL không chứa quá 2% glycyrrhizin. Hình thức này được khuyến cáo dùng cho các triệu chứng đường tiêu hóa khi cần uống lâu dài.
DGL có sẵn trong viên nhai, viên nang, trà và bột. Tiêu thụ không quá 5 gram DGL mỗi ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp
  • Uống quá nhiều Cam thảo có thể làm giảm kali trong cơ thể, gây yếu cơ. Tình trạng này được gọi là hạ kali máu.
  • Theo một số nghiên cứu, những người dùng quá nhiều Cam thảo liên tục trong khoảng thời gian 2 tuần có khả năng giữ nước gây phù và bất thường về chuyển hoá. Nó có thể gây tăng huyết áp và thay đổi nhịp tim. Cần dùng Cảm thảo theo chỉ định của bác sĩ của bạn.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên nên tránh dùng cam thảo dưới mọi hình thức. Những người bị tăng huyết áp cũng không nên dùng.

Tía tô: Gia vị truyền thống và thuốc làm đẹp của người Nhật Bản


Tại Nhật Bản, tía tô được xem là một trong bảy loại gia vị thiết yếu được sử dụng trong nhiều món ăn, có nguồn gốc từ hơn 300 năm trước ở Tokyo. Không những vậy, đây còn là loại thảo dược quý trong nền Y học cổ truyền phương Đông.
Từ xa xưa, tía tô đã được dùng như một loại gia vị, rau ăn kèm trong ẩm thực của người Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Đặc biệt là trong các món gỏi hải sản, nộm,… đều không thể thiếu. Ngày nay, người Nhật còn bổ sung tía tô trong một số loại sữa dành cho trẻ em. Phụ nữ Nhật Bản dùng tía tô làm trà uống thanh lọc cơ thể từ bên trong, hay sử dụng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên dưỡng da, tắm trắng, giảm cân hiệu quả và an toàn.
Theo một số nghiên cứu, dịch chiết từ lá tía tô tăng nhu động của dạ dày, ruột, giãn cơ phế quản; do đó, vị thuốc có tác dụng kiện vị, chỉ ho. Tía tô còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế một số vi khuẩn đường ruột.
Trong Đông y, tía tô vị cay, tính ấm được xếp vào nhóm thuốc tân ôn giải biểu có công dụng giải cảm mạo, chống dị ứng, giải độc cua cá, chống ho hen và an thai. Các bộ phận dùng làm thuốc bao gồm: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô) và tô tử (hạt tía tô).
Tía tô thuộc nhóm tân ôn giải biểu có công dụng giải cảm mạo, chống dị ứng, giải độc cua cá. (Ảnh: tiatoakina.vn)
Một số bài thuốc trị bệnh từ tía tô
1. Giải cảm hàn
Trường hợp bị cảm hàn nên dùng lá tía tô, có tác dụng làm ra mồ hôi hạ nhiệt, cơ thể có sốt nhức đầu và đau răng… Dùng Tô diệp và Sinh khương (Gừng sống) mỗi thứ 6g. Nếu có ho thêm Hạnh nhân, Trần bì mỗi thứ 6g.
Có thể dùng lá tía tô, hành lá cho vào cháo nóng ăn, đắp chăn cho mồ hôi ra râm rấp, lấy khăn khô lau sạch.
2. Kiện vị, chỉ nôn
Dùng trong trường hợp bụng đầy chướng, ăn uống không tiêu, buồn nôn. Có thể dùng kết hợp với Bào khương (vỏ gừng tươi) mỗi thứ 6g, sắc với 500ml, còn 200ml. Người choáng váng, say tàu xe cũng có thể mang theo hỗn hợp này để sử dụng.
3. Khứ đờm chỉ ho
Người bị ngoại cảm phong hàn (đau đầu, sốt, sợ lạnh, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…) mà ho có nhiều đờm dùng Tô diệp, Sinh khương mỗi thứ 8g; Hạnh nhân, Bán hạ chế mỗi thứ 12g sắc với 500ml còn 250ml uống sau ăn.
Đối với bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm dùng phương Tam tử thang: Tô tử, Lai phục tử, Đình lịch tử mỗi thứ 8g sắc với 500ml, còn 250ml uống sau ăn. Bài thuốc này đặc biệt tốt với bệnh nhân cao tuổi.
Tía tô giúp khứ đờm chỉ ho, kiện vị chỉ nôn. (Ảnh: youtube.com)
4. Hành khí an thai
Dùng khi can khí uất kết dẫn đến động thai (tinh thần u uất, căng thẳng, hay lo nghĩ, có lúc cáu gắt, ợ hơi, kém ăn…) dùng Tô ngạnh, Chư ma căn (củ gai), Ngải diệp, mỗi thứ 8g, sắc uống.
Trường hợp có thai nôn dùng Tô ngạnh, Khương bán hạ ( Bán hạ đã qua bào chế) mỗi thứ 12g, Trần bì 6g, sắc với 500ml, còn 250ml, uống sau ăn.
5. Giải độc sát khuẩn
Dùng Tô ngạnh và Tô diệp đốt xông khói hoặc nấu nước xông hơi để làm sạch môi trường trong nhà có bệnh sởi, đậu. Lấy lá tía tô xát vào mụn cơm, một thời gian mụn cơm sẽ mất. Ngoài ra, lá tía tô còn có công dụng giải độc cua cá, dị ứng thức ăn gây nôn mửa. Vậy nên, người Nhật hay ăn kèm lá tía tô cùng với hải sản, không những khử được mùi tanh, mà còn giảm bớt tính hàn lạnh và độc tính nếu có của cua cá…
Bài thuốc Tử tô giải độc thang dùng để giải độc cua cá gồm Tô diệp 10g, Sinh khương 8g, Sinh Cam thảo, sắc với nước 600ml, còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Phụ nữ Nhật Bản dùng tía tô làm đẹp như thế nào?
1. Tía tô tẩy tế bào chết, làm sáng da
Dùng lá và cành tía tô vò nát, nấu làm nước xông và tắm là phương pháp hiệu quả giúp tẩy tế bào chết và làn da sáng lên.
Nấu nước tắm: Vò một nắm cả lá và cành tía tô (lượng dùng tuỳ ý), cho vào 2 lít nước, đun sôi lên khoảng 10 phút, để cho đủ ấm. Sau đó dùng hỗn hợp này làm ướt người, bã tía tô để chà lên người.
Nấu nước xông: Lá tía tô 150g (có thể dùng bột lá tía tô 15g) cho vào chậu nhỏ, chế với 500ml nước sôi, chùm khăn hoặc vải mềm lên xông da mặt từ 10 – 15 phút. Dùng 2 – 3 lần/tuần. Kiên trì làm trong vòng 3 – 4 tuần. Việc xông hơi giúp giãn mạch máu dưới da, mở rộng lỗ chân lông, đào thải chất cặn bã. Tinh dầu và hoạt chất trong tía tô giúp sát khuẩn, tẩy tế bào chết. Từ đó, da trở nên mềm mịn, trắng sáng hơn. Ngoài ra cách này còn làm giảm các triệu chứng viêm mũi họng, phòng trị cảm mạo rất hiệu quả.
Phụ nữ Nhật Bản sử dụng lá tía tô cho công cuộc làm đẹp từ xưa đến tận nay. (Ảnh: redmart.com)
2. Lá tía tô cải thiện da khô, trị viêm miệng, giúp hơi thở thơm mát
Cách 1: Vắt lá tía tô uống hàng ngày. Uống sống tía tô có thể hơi khó khăn lúc đầu, do vị cay, mùi hơi nồng. Bạn có thể bắt đầu với 1 – 2 ngụm, sau khi quen rồi có thể tăng dần lên.
Cách 2: Dùng bột tía tô đã được làm sẵn trên thị trường. Với 10 – 15g bột tía tô hãm đặc với 200 – 250ml nước sôi, để nóng vừa uống, khi uống cố gắng dùng cả bã sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Cách 3: Bạn có thể chặt cành và lá tía tô khoàng 1cm, đem phơi ở nơi thoáng khí, râm mát. Sau đó cất kín, dùng dần hàng ngày như pha trà.
3. Giúp gót chân mềm mại, hồng hào
Người có gót chân thô ráp có thể dùng một nắm lá tía tô vò nát (hoặc 15g bột tía tô) pha với 1 lít nước sôi, thêm một chút muối, để nhiệt độ đủ nóng (40 – 50°C) ngâm chân trong 15 phút trước khi đi ngủ. Mùi hương dễ chịu của nước tía tô cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Chú ý: Những người ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng. Chất dầu trong hạt tía tô (Tô tử) có thể gây đại tiện lỏng, do vậy người rối loạn tiêu hoá, đại tiện lỏng không nên dùng.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Điều trị viêm xoang với 6 bài thuốc dân gian


Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám tai – mũi – họng mắc viêm xoang. Ngoài việc khiến bệnh nhân nghẹt mũi, đau nhức vì chảy mủ, viêm xoang khi để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não… gây mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Trong tây y, ngoài thông rửa, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh hoặc phẫu thuật. Còn trong dân gian có khá nhiều vị thuốc, thảo dược giải quyết tốt vấn đề của bạn mà không cần dùng thuốc tây.
1. Nước muối
Ảnh: DetoxGreen
Nước muối là một loại dung dịch có tác dụng làm sạch và sát trùng cực tốt. Rửa mũi bằng nước muối hay hít hơi nước muối có thể rửa sạch chỗ viêm, làm se miệng các tổn thương, làm sạch các hốc mũi và giúp các khe mũi, xoang thông thoáng hơn, tránh sự ứ đọng dịch mũi,… Và đồng thời, các triệu chứng viêm xoang như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, hôi miệng,… cũng nhanh chóng biến mất.
Cách làm:
Bạn có thể pha một bát nước muối hay có thể dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Cho nước muối vào một cái bát, sau đó bạn bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ, nhúng một bên mũi kia vào bát, gắng hơi hít thật mạnh để cho nước muối đi sâu vào trong mũi và xuống dưới miệng. Nhổ nước ra bằng đường miệng và làm lặp lại như vậy khoảng 4-5 lần. Sau đó đổi bên với lỗ mũi còn lại.
2. Mật ong
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy dùng mật ong chữa viêm xoang là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn được xem là kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa, hai vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây bệnh viêm xoang. Khi sử dụng mật ong sẽ tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.
Ảnh: nrttv.com
Cách dùng:
Lấy tỏi giã nhuyễn, sau đó ép lấy nước cốt, trộn với mật ong cùng với tỉ lệ 1:1. Trước khi dùng mật ong chữa bệnh, bạn nên rửa sạch mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sau đó lau khô, sau đó bạn có thể dùng tăm bông thấm hỗn hợp tỏi cùng mật ong này đưa vào hốc mũi để trong đó khoảng 1 tiếng.
Mỗi ngày thực hiện như vậy 2 lần và liên tục như vậy 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả.
Lưu ý: Việc dùng hỗn hợp mật ong và tỏi ban đầu sẽ có những cảm giác gắt và khó chịu ở mũi nhưng đến khi mật ong đã ngấm được vào mũi sẽ tạo nên sự thông thoáng ở các xoang và đem lại cảm giác dễ chịu.
Bạn cũng có thể dùng 2 thìa mật ong rồi hòa cùng nước ấm để uống mỗi ngày. Thực hiện 2 lần trước bữa sáng và trước khi ngủ cũng lại mang lại hiệu quả cao giúp bạn có thể tăng sức đề kháng cũng như chống lại các tác nhân gây nên bệnh viêm xoang.
3. Tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)
Theo Đông y, tinh dầu bạch đàn có vị cay, tính ấm, giúp tán hàn, trừ phong, làm thông khí vùng đầu mặt, giải cảm, nghẹt mũi, trị sổ mũi, ho có đờm, giúp thông mũi khi bị cảm cúm và cảm lạnh,… Vì vậy, hoàn toàn có thể giúp tình trạng nghẹt mũi được cải thiện, giảm đau đầu do viêm xoang với loại tinh dầu thiên nhiên này.
Cách dùng:
Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào trong một bát nước nóng, sau đó bạn lấy một chiếc khăn trùm bao phủ đầu của bạn và cái bát trong đó, sau đó hít các hơi nước bốc lên bằng mũi. Hơi dầu bạch đàn có khả năng xâm nhập vào lỗ mũi và hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên giúp làm sạch chất nhầy tích tụ trong các lỗ khoang, do đó giúp giảm bớt sự tắc nghẽn trong mũi.
4. Lá chanh
Ảnh: soha.vn
Theo Đông y lá chanh có tính bình, chỉ khái có tác dụng chống viêm nhiễm, sát khuẩn, tiêu đờm thư giãn tinh thần, tăng cường hệ hô hấp…Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy sử dụng lá chanh để chữa trị và giảm thiểu các triệu chứng của viêm xoang cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Cách dùng:
Lá chanh đã phơi khô đun sôi khoảng 10 phút, sau đó có thể lọc hỗn hợp này và dùng súc miệng mỗi ngày. 
5. Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị có mặt trong khá nhiều món ăn của người Việt, đây còn là vị thuốc quý, với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn glucogen, aliin, fitonxit,… đặc biệt, tinh chất allicin được coi là một loại kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và chống virus.
Cách dùng: 
Cách 1: Tỏi khô bóc vỏ lấy 40g đem thái nhỏ, đem ngâm với 100 ml rượu trắng 40 đến 45 độ đến khi rượi dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng, ngâm trong 10 ngày thì dung dịch rượu tỏi chuyển sang màu nghệ là có thể sử dụng.
Nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào mũi và bóp nhẹ hai bên thành mũi. Cảm thấy hơi xót một chút nhưng chịu khó làm thường xuyên sẽ thấy đỡ hơn hẳn.
Cách 2: Bạn có thể lấy một vài nhanh tỏi tươi sau đó bóc sạch vỏ giã nát lấy nước. Sau đó có thể pha chế thuốc nhỏ mũi theo công thức sau một phần tinh chất tỏi cùng với một phần nước. Khi nhỏ loại dung dịch này vào mũi bạn có thể gặp một số cảm giác rất cay và khó chịu
6. Tân di
Ảnh: flickriver.com
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân di có chứa tới 0,5-2,86% tinh dầu, ngoài ra còn có eugenol, foeniculin, magnoflorine, falvonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamine A, alkaloid… là những chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh xoang mãn tính.
Tân di có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi.
Cách dùng:
Tân di, cỏ ngũ sắc lượng bằng 1/3, sắc lấy nước nhỏ mũi hoặc cho vào bình xịt mũi ngày 3 lần.
Hoặc: Tân di 12g, trứng gà 3 quả. Luộc trứng cùng tân di, luộc xong ăn trứng, uống nước, bỏ bã Tân di.

Bài thuốc dân gian chữa mề đay, dị ứng hiệu quả từ lá khế


Lá khế quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết nó có thể ngăn chặn được các cơn ngứa khủng khiếp của bệnh mề đay, dị ứng đáng ghét.
Mề đay là bệnh lý ngoài da do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Đặc trưng của nó là nổi lên những mảng đỏ phù nề, có kích thước to nhỏ khác nhau. Theo Đông y, bệnh mề đay mẩn ngứa xuất hiện từ hai căn nguyên chính:
Một là, do các yếu tố ngoại tà (phong, hàn, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể. Chúng hình thành nên các bệnh lý phong nhiệt, phong hàn rồi sau đó xuất tiết qua da.
Hai là, do cơ thể bị tích tụ phong độc trong quá trình ăn uống, gan không đào thải được hết, sau đó ứ đọng lại mà sinh bệnh.
Theo Đông y, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, mẩn đỏ trên da, ung nhọt do huyết nhiệt.
Theo y học cổ truyền, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay khởi phát là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém nên dẫn đến tích tụ dưới da gây ngứa. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là làm mát và giải độc gan, tiêu trừ ung thũng, bổ phế… để trị tận gốc qua đó hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Trong khi đó, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, mẩn đỏ trên da, ung nhọt do huyết nhiệt. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa.
Tên khoa học của khế là Averrhoa, được lấy tên của thầy thuốc Ả rập, chính là người đã phát hiện ra khế là loại thảo dược chữa nhiều bệnh. Ông viết “Lá khế dùng trộn với hồ tiêu, giã nhỏ đắp lên người làm toát mồ hôi, xua tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng.”
Trong y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình. Vậy làm thế nào để tiêu trừ mẩn ngứa, nổi mề đay bằng lá khế?
Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình (Ảnh: plus.google.com)
Bài thuốc dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa xuất hiện, bệnh nhân có thể cắt đứt cơn ngứa rất nhanh nhờ dùng lá khế theo các cách sau:
Đun lá khế tắm
Dùng khoảng 200g lá khế rửa sạch sau đó vò nát hoặc đập dập, đem đun sôi khoảng 5 phút với 3 lít nước. Khi đun cần cho thêm vào 1 /2 thìa muối để tăng hiệu quả trị bệnh. Sau đó, lấy làm nước tắm rồi lau khô bằng khăn. Còn phần bã của lá khế thì chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh có thể giúp giảm bớt sưng phù và hết ngứa nhanh chóng.
Một cách nấu nước khác cũng có thể tham khảo thêm đó là dùng 20g lá khế tươi kết hợp với lá thông, lá long não, lá thanh hao cũng lượng là 20g rửa sạch nấu thành nước tắm. Tác dụng chủ yếu của long não là làm hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Còn khi bôi vào da có thể kích thích và diệt khuẩn, có cảm giác tê mát, thoải mái. Tác dụng chính của cây thanh hao là giết nguyên trùng sốt rét trong hồng cầu, hạ nhiệt và ức chế tế bào nấm ngoài da. Chất tinh dầu có thể giúp cơ thể thoải mái, thư giãn đầu óc, lá thanh hao còn có thể chống được muỗi nếu được dùng bôi ngoài da.
Dùng khoảng 200g lá khế rửa sạch sau đó vò nát hoặc đập dập, đem đun sôi khoảng 5 phút với 3 lít nước. Khi đun cần cho thêm vào 1 /2 thìa muối để tăng hiệu quả trị bệnh. Sau đó, lấy làm nước tắm rồi lau khô bằng khăn. Còn phần bã của lá khế thì chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh có thể giúp giảm bớt sưng phù và hết ngứa nhanh chóng.
Lá khế sao nóng đắp lên da
Đây là cách đơn giản nhất, chỉ cần lấy 1 nắm tay lá khế tươi rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn sau đó để ráo nước. Bắt một cái chảo lên bếp, đợi lúc chảo ấm lên thì cho vào rang ở nhiệt độ vừa phải để tránh khi sử dụng làm bỏng da. Khi thấy lá bắt đầu heo héo thì tắt lửa, lấy chà xát lên vùng da nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Lưu ý, lúc vừa mới sao lá xong thì nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Lá khế sao nóng đắp lên da để trị mẩn ngứa, nổi mề đay
Đun nước uống
Không chỉ dùng lá khế bên ngoài cơ thể để trị bệnh mà loại lá cây này còn có thể dùng để uống. Theo y học cổ truyền, các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa thường xuyên xuất hiện có thể là do nguyên nhân từ bên trong cơ thể, nhất là gan thận bị suy yếu, chức năng giải độc bị suy giảm gây tích tụ chất độc bên trong cơ thể. Vì vậy, loại lá này có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên khi uống vào sẽ giúp cơ thể đẩy độc tố ra ngoài, cải thiện tình trạng bệnh tránh tái phát.
Cách thực hiện: Dùng vài lá khế, rửa thật sạch, vò nát, rồi đem nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy nước uống. Uống nước này liên tục trong vài ngày thay nước lọc có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Hoặc có thể dùng lá, vỏ và rễ của loại cây này rửa sạch, với lượng bằng nhau cho vào ấm sắc uống thay nước cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Dùng vài lá khế, rửa thật sạch, vò nát, rồi đem nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy nước uống. Uống nước này liên tục trong vài ngày thay nước lọc có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Lưu ý khi trị nổi mề đay bằng lá khế
Tuy có công dụng trị mề đay, mẩn ngứa nhưng có một vài lưu ý khi dùng như sau:
  1. Lá khế thường có rất nhiều sâu bọ, nếu không chú ý có thể hái phải phần lá có sâu bọ hay côn trùng. Vì vậy khi hái lá cần quan sát kỹ mặt trên và cả mặt dưới lá để không hái nhầm lá nhiều sâu bọ làm bệnh tình nặng thêm.
  2. Nên thử trước trên một vùng da nhỏ để xem có phản ứng gì khác thường không rồi mới dùng tắm để trị bệnh. Nếu có dị ứng hay khó chịu gì thì tốt nhất nên thôi, không dùng cách này.
  3. Trong lúc dùng lá để chữa mề đay thì không nên dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào khác vì có thể gây phản ứng giữa hai loại thuốc, không những không chữa được bệnh mà còn gây ra nhiều bệnh phiền toái hơn.
  4. Khi dùng lá khế trị mề đay cho trẻ em thì không nên lấy lá khế chà xát lên da bé, vì da khá mong manh, chà như vậy có thể bị trầy xước. Ngoài ra không tắm nước lá khế cho trẻ em nhiều lần, vì có thể làm xỉn màu da.