Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng

Nhiều thực phẩm nghe có vẻ tốt cho sức khỏe, nhưng thực sự lại không phải là lựa chọn lành mạnh. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một số thủ phạm khiến sức khỏe bị ảnh hưởng chính là loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 0
Nhiều loại bánh mì có nhãn dễ khiến bạn lầm tưởng là thực phẩm lành mạnh được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực tế lại được làm bằng ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp nhiều protein, chất xơ vitamin và khoáng chất; trong khi ngũ cốc tinh chế không có các giá trị đó.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 1
Sữa chua đông lạnh Fro-Yo phổ biến đến nỗi các cửa hàng thường phục vụ size to kèm theo đồ rắc kèm bên trên là các loại bánh kẹo nhiều đường và calo. Hãy chỉ chọn phần nhỏ nhất với lớp phủ trái cây tươi hoặc 1 thìa hạnh nhân nướng là đủ.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 2
Nước sốt mì cà chua có nhiều vitamin A và C, đồng thời cung cấp 85% lycopene trong chế độ ăn, giúp bảo vệ chống lại bệnh tim và một số bệnh ung thư. Nhưng các sản phẩm đóng hộp lại chứa đường, xi-rô ngô với hàm lượng fructose cao, natri, ascorbic và chất độn giúp kéo dài hạn sử dụng.

chất dinh dưỡng trong rau quả
chất dinh dưỡng trong rau quả

Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 4
Bơ đậu phộng giảm béo không phải là một phiên bản lành mạnh của bơ đậu phộng thông thường bởi có lượng đường đáng kể hơn. Hãy tìm một loại bơ đậu phộng tự nhiên với thành phần không chứa thêm dầu, đường mía hoặc chất béo chuyển hóa.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 5
Bánh snacks năng lượng là bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lại có hàm lượng fructose cao, thêm đường, và chất béo bão hòa gây tắc nghẽn động mạch. Một số sản phẩm chứa hơn 350 calo – nhiều hơn so với khái niệm “bữa ăn nhẹ” cho hầu hết mọi người.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 6
Thực phẩm không chứa chất béo không có nghĩa là không có calo. Thức ăn không có chất béo thường thiếu hương vị và để tạo sự ngon miệng, các công ty thực phẩm thêm vào các thành phần khác như đường, chất làm đặc và natri.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 7
Trong khi hầu hết các loại đồ uống thể thao chứa các chất điện giải quan trọng (như kali và natri) cần thiết cho những người tập luyện cường độ cao, bạn không cần đồ uống thể thao để đốt cháy hoạt động nhẹ. Nhiều loại đồ uống thể thao chứa 125 calo và gần 15 gam đường hoặc hơn.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 8
Bột ngũ cốc gồm yến mạch cán, trái cây sấy khô và chất béo lành mạnh từ các loại hạt. Vấn đề là hầu hết các loại ngũ cốc nguyên chất và chất xơ được phủ đường, mật ong và sau đó nướng trong dầu tạo độ giòn và hương vị. Một bữa ăn sáng với ngũ cốc như vậy chứa gần 600 calo và 20 gram đường trước khi thêm sữa hoặc sữa chua. Một số sản phẩm còn cung cấp 25 gram chất béo mỗi khẩu phần.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 9
Soda kiêng không có calo, nhưng không có bằng chứng cho thấy uống soda kiêng này sẽ giúp bạn giảm cân.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 10
Bạn tin rằng chip khoai tây nướng tốt hơn sản phẩm chiên, chưa chắc đâu. Chip khoai tây nướng có hàm lượng chất béo và calo ít hơn khoai tây chiên. Thực tế chúng chỉ ít hơn 20 calo so với sản phẩm chiên, nhưng vì chúng không béo nên sẽ lâu ngấy hơn. Và khi bạn tin rằng nó tốt, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
Những thực phẩm tưởng tốt nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh 11
Hầu hết chúng ta đều thiếu hụt từ 25-30 gam chất xơ được khuyến cáo hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chất xơ không phải là một giải pháp tuyệt vời bởi chất xơ bổ sung không cung cấp những lợi ích sức khỏe giống như chất xơ tự nhiên có trong ngũ cốc nguyên hạt, hạt, đậu, trái cây và rau quả.

Điều trị cảm hàn bằng phương pháp "ĐÔNG Y" Y học cổ truyền


Cảm hàn hay còn gọi là ngoại cảm phong hàn. Bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người mới ốm dậy, người làm công việc nặng nhọc, sau khi sinh đẻ. Nếu được chữa kịp thời hầu hết sẽ khỏi, còn không chữa hoặc chữa không đúng cách bệnh có thể chuyển nặng (nhập lý), kéo dài dai dẳng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Cảm hàn là do hàn tà (một tà khí trong lục khí) thường kết hợp với phong gây ra. Khi chính khí của cơ thể người bị suy yếu hàn tà sẽ xâm nhập làm tắc nghẽn kinh mạch gây ra bệnh. Hàn tà thường xuất hiện khi khí hậu chuyển mùa, người mới tắm lạnh, ra nhiều mồ hôi mà ngồi dưới quạt hoặc máy lạnh nhiệt độ thấp, người vừa bị mắc mưa. Hoặc hay gặp ở người ngồi trước máy lạnh ô tô trực tiếp vào nơi da thịt.
Ban đầu hàn xâm nhập vào phần biểu (phần kinh mạch nông) nếu chính khí của người còn mạnh và hàn tà yếu thì hàn sẽ bị đẩy ra. Ngược lại chính khí yếu tà khí mạnh sẽ gây bệnh và nếu không chữa trị kịp thời hàn tà sẽ xâm nhập vào bên trong nên bệnh trở lên nặng gọi là cảm hàn nhập lý rất khó khăn cho việc chữa trị.
2. Triệu chứng biểu hiện bệnh
  • Mạch phù
  • Đầu cổ đau cứng nhất là sau gáy
  • Đau mỏi mình mẩy, sợ lạnh, mệt mỏi
  • Có khi phát sốt, mồ hôi ít, ngạt mũi
  • Chóng mặt, nặng đầu, ho húng hắng
3. Cách chữa trị
Cạo gió: Dưới đây là phương pháp dân gian khu vực miền nam, miền bắc thường đánh gió bằng lòng trắng trứng gà + khuyên bạc hoặc cám gạo nóng.
Cách cạo gió: Dùng dầu cao sao vàng hoặc các loại cao nóng sát 2 bên ngực sườn rồi dùng đồng bạc cạo nhẹ da sẽ nổi lên màu tím (nếu cảm hàn cạo nhẹ cũng ra) gọi là cạo gió. Cạo 2 bên cột sống từ gáy xuống thắt lưng, cạo 2 bên lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân, sau đó ăn bát cháo giải cảm nóng. Cháo gồm gạo, kinh giới, tía tô, hành củ thái nhỏ + lòng đỏ trứng cho vào cháo cộng với ít muối và hạt tiêu ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi thường là sẽ khỏi. Nếu có sẵn rượu gừng thì cho uống 1 ly nhỏ.
Nếu không hết bệnh thì dùng 1 trong các bài thuốc sau:
Quế chi thang

Quế chi thang. (Ảnh: hoidongy.net)

Quế chi 15g, Bạch thược 12g, Cam thảo 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 4 quả.
Bài tiểu sài hồ thang gia giảm
Nhân sâm 12g, Sài hồ 12g, Hoàng cầm 12g, Xuyên khung 12g, Xuyên quy 15g, Bạch chỉ 12g, Cam thảo 12g, Bán hạ chế 12g, gừng tươi 3 lát, Đại táo 15g, Thiên niên kiện 15g, Khương hoạt 10g.
Nếu có đau quặn bụng, cầu lỏng (gọi là cảm tả) dùng bài trên gia thêm: Bạch biển đậu 15g, Bạch truật sao 15g, Hậu phác 9g, Hoắc hương 9g, Nhục đậu khấu 9g, Mộc hương 12g.
Nếu có ho, đau họng gia thêm: Cát cánh 12g, Bách bộ 12g,
Cách sắc thuốc:Mỗi ngày 1 thang sắc đi sắc lại 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước sắc còn 3/4 bát. Uống nóng sáng, chiều. Uống từ 3 đến 5 thang thì thường sẽ khỏi.
Có thể kết hợp xông ngày 1 lần bằng nồi xông các loại lá có tinh dầu như cây xả, lá bưởi, lá bạch đàn, tràm, kinh giới, bạc hà. Xông toàn thân theo phương pháp dân gian hoặc xông trong phòng xông hiện đại. Sau khi xông xong ra mồ hôi lấy nước xông lau người khô, không tắm.
Những bài thuốc trên dùng cho bệnh nhân có thể phải kéo dài từ 5 đến 10 than vì bệnh đã vào bán biểu bán lý. Còn hàn tà đã nhập lý phải tìm đến bác sĩ đông y có kinh nghiệm hoặc vào bệnh viện.

Bài thuốc bổ phổi

Đông y cho rằng các bệnh lý đường hô hấp là do chính khí hư (phế khí hư, phế âm hư), tà khí thừa cơ xâm nhập. Một số vị thuốc trong y học cổ truyền có thể chế thành các món ăn bổ dưỡng có lợi cho phổi giúp phòng và điều trị bệnh lý đường hô hấp. 
Bách hợp tên khác tỏi rừng. Cây mương rẫy vùng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang...). Bộ phận dùng làm thuốc là thân hành, thu hái vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, rửa sạch, tách vảy, phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, vào kinh tâm và phế, có công năng nhuận phế, chỉ khái, dưỡng tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện,... thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản, mất ngủ... Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột. Các món ăn chế từ bách hợp như sau:
Cháo bách hợp: bách hợp tươi 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ, nước 400ml cùng nấu cháo. Ngày 2 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Tác dụng: bổ phế kiện tỳ, chỉ khái định suyễn. Thích hợp dùng trị các chứng viêm phế quản mạn, phế nhiệt hoặc phế táo gây ra ho khan, cùng với lao phổi, ho lâu không khỏi, chán ăn ngủ kém...
Cháo bách hợp, tang bạch bì: bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g, gạo 100g, nước 400ml, đường phèn vừa đủ nấu cháo. Ngày 2 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Tác dụng: mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô.
Món ăn - bài thuốc bổ phổi

Cháo bách hợp, hạt sen: bách hợp, hạt sen, đường phèn mỗi thứ 30g, gạo tẻ 100g, nấu cháo. Tác dụng: tư âm nhuận phế, dưỡng tâm an thần; tốt cho các trường hợp ho kéo dài, người mệt, ăn ngủ kém.
Bách hợp hấp bí ngô: bí ngô 600g, bách hợp 100g, đường phèn vừa đủ. Gọt vỏ bí ngô thái lát theo chiều dọc, rửa sạch bách hợp xếp vào giữa bí ngô, cho đường phèn vào hấp lên.
Ngân nhĩ: tên khác là mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ. Theo Đông y, ngân nhĩ vị ngọt, tính bình, có công dụng cường tinh, bổ thận, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt, dưỡng vị, là một loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, thích hợp cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh đường hô hấp, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch... Các món ăn chế từ ngân nhĩ:
Súp ngân nhĩ, đường phèn: ngân nhĩ 10g, đường phèn 30g. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cho vào bát cùng đường phèn và nước, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần. Công dụng: bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu.
Chè bách hợp ngân nhĩ kỷ tử: ngân nhĩ 10g, bách hợp 10g, lê 1quả, kỷ tử đường phèn vừa đủ. Ngân nhĩ ngâm nước ấm 2h rồi rửa sạch, cho vào nồi nước đun 30 phút, cho bách hợp vào đun 15 phút, sau đó cho lê (đã gọt vỏ thái lát) vào đun tiếp 15 phút rồi cho kỷ tử và đường phèn vào đến khi đường tan hết là được. Tác dụng: nhuận phế, chỉ khái tốt cho bệnh đường hô hấp trên.
Súp ngân nhĩ đại táo: ngân nhĩ 10g, đại táo 10 quả, đường phèn 30g. Ngân nhĩ làm sạch, đun với nước sôi 20 phút rồi cho đại táo và đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận phế, kiện tỳ ích vị, dùng cho người bị bệnh phổi và bệnh đường tiêu hóa có sốt, ho khan, ăn không ngon miệng, mệt mỏi.
Ngân nhĩ 25g làm sạch, cho vào nồi đun sôi với nước trong 2 phút, vớt ra để ráo rồi trộn với dầu vừng và gia vị thành salat. Công dụng: trị ho kéo dài hoặc ho ra máu.

    Lý do bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả tím


    Thực phẩm màu tím tự nhiên có các hợp chất chống ôxy hóa và phòng, chống các bệnh ung thư.
    Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêu thụ các loại rau có màu sắc tươi sáng để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi chúng chứa nhiều hợp chất chống ôxy hóa, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn chống lại các gốc tự do, do đó ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Trong đó có các loại rau củ và trái cây mang màu tím tự nhiên vì chúng chứa nhiều hợp chất chống ôxy hóa gọi là anthocyanins.
    Tại sao thực phẩm màu tím lại khỏe mạnh?
    Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trái cây và rau củ màu tím chứa anthocyanin. Những anthocyanin này có thể tương tác với các gốc tự do và ngăn chặn thiệt hại cho các phân tử quan trọng. Chúng bảo vệ các tế bào, chữa lành cơ thể, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bảo vệ da khỏi bị tổn thương do ánh sáng mặt trời và ngăn ngừa bệnh tim mạch, thần kinh.
    Lý do bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả tím - ảnh 1
    Trái cây và rau củ màu tím chứa anthocyanin chống ung thư. Ảnh: Internet
    Các loại rau màu tím như súp lơ, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn chứa các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ hợp chất lưu huỳnh có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của các chất gây ung thư. Chính những chất gây ung thư này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tiêu thụ các loại rau này sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung, đại trực tràng và nội mạc tử cung.
    Thực phẩm màu tím có một liều lượng tốt các chất chống ôxy hóa. Có một thực tế, bắp cải tím tốt hơn bắp cải xanh vì chúng chứa tới 36 loại chất chống ôxy hóa khác nhau và có 6-8 lần vitamin C so với bắp cải xanh. Ngoài ra, cà rốt màu tím chứa gấp hai lần lượng alpha và beta-carotene hơn cà rốt cam, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tốt cho sức khỏe của mắt. Ngoài anthocyanin và indoles, các loại thực phẩm màu tím này còn chứa axit ellagic, vitamin A, vitamin B2, vitamin C, kali, chất xơ và các phenol khác.
    Những thực phẩm màu tím này cũng có những lợi ích sức khỏe mạnh mẽ. Dưới đây là một vài tác dụng của chúng, theo Boldsky.
    1. Chống lại bệnh loét
    Một nghiên cứu cho thấy anthocyanin giúp giảm sự hình thành các vết loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng thực phẩm có màu tím giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa và tăng cường hoạt động của các chất chống ôxy hóa quan trọng khác, chẳng hạn như glutathione vốn có trong cơ thể bạn.
    2. Ngăn ngừa các bệnh tiết niệu
    Súp lơ tím, cà rốt tím, bắp cải tím hoặc các loại trái cây có màu tím khác như nho, quả mọng... có thể chống lại các bệnh tiết niệu. Anthocyanin có thể ngăn ngừa các vết loét và viêm do H.pylori - vi khuẩn gây loét dạ dày và các bệnh tiết niệu.
    3. Tốt cho tim
    Các loại thực phẩm có màu tím tốt cho tim vì chúng có khả năng làm giảm cholesterol LDL (có hại) tới 13% và tăng cholesterol HDL (có lợi).
    Việc cholesterol LDL tăng dẫn đến sự hình thành mảng bám trên thành động mạch. Điều này ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của máu đến trái tim của bạn và toàn bộ cơ thể, dẫn tới nguy cơ đau tim và đột quỵ.
    4. Tiêu diệt tế bào ung thư
    Nho tím, quả việt quất, quả nam việt quất.... chứa các hợp chất resveratrol, flavonoid có thể giúp giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng resveratrol có thể gây chết tế bào ung thư trong ung thư máu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư gan và ung thư phổi.
    Khoai lang tím có khả năng mạnh mẽ chống lại các tế bào ung thư đại tràng. Resveratrol hỗ trợ thêm trong việc thư giãn các thành động mạch cho phép tuần hoàn máu tốt hơn và giảm áp lực trong các động mạch.
    5. Rau củ quả màu tím có đặc tính chống viêm
    Anthocyanin giúp giảm viêm mạn tính là một trong những nguyên nhân cơ bản của nhiều bệnh như bệnh Alzheimer, bệnh tim, hen suyễn, dị ứng, viêm khớp và bệnh khớp, béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.
    6. Tốt cho bộ não của bạn
    Theo một nghiên cứu được công bố trong kho lưu trữ nghiên cứu dược phẩm, khoai lang tím được biết là có tác dụng tăng cường trí nhớ. Các anthocyanin giúp ngăn ngừa sự suy giảm liên quan đến tuổi của hệ thống thần kinh, thúc đẩy học tập và trí nhớ.
    Cách tốt nhất để chế biến trái cây và rau củ màu tím là gì?
    Lý do bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả tím - ảnh 2
    Ăn sống hoặc hấp, xào... để nhận được dinh dưỡng nhiều nhất từ thực phẩm màu tím. Ảnh: Internet
    Một trong những phương pháp tốt nhất để tiêu thụ chúng là cho ăn nguyên quả không chế biến hay trần nước sôi, ép... (đối với trái cây). Hoặc với rau củ thì ăn sống, hấp hoặc xào. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận được một lượng lớn anthocyanin khi chúng hòa tan trong nước. Bạn có thể tiêu thụ chúng vào bữa sáng, bữa trưa, salad và món tráng miệng của bạn.

    Lợi ích chữa bách bệnh từ các loại quả có nhiều vào mùa thu

    Thời điểm sang thu, tiết trời hanh khô khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung các loại quả là điều rất quan trọng giúp tăng sức đề kháng. Dưới đây là những loại trái cây có nhiều vào mùa thu chữa bách bệnh cực hiệu quả.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Quả nho
    Khi cơ thể vừa trải qua một mùa hè oi bức, đã tích tụ lượng lớn các độc tố, bên trong người cũng rất nóng, dẫn đến mệt mỏi, uể oải. Chính vì vậy, nho là loại hoa quả lý tưởng nên ăn nhiều vào đầu thu, có tác dụng lợi tiểu, nếu biết cách ăn còn giúp thải sạch độc tố, làm mát cơ thể.
    Trong quả nho có chứa loại đường mà cơ thể rất dễ hấp thụ, vì vậy ăn nhiều nho có thể giúp giảm triệu chứng lượng đường trong máu thấp.
    Quả cam
    Trong các loại hoa quả, cam là loại quả nên tích cực ăn nhiều khi trời chuyển sang thu, đặc biệt là với phụ nữ, vừa giúp cơ thể loại bỏ mệt mỏi vừa thải loại độc tố từ bên trong.
    Cam mùa thu giàu vitamin C nhất. Ăn cam sẽ giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cam giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn chặn bệnh đục nhân mắt…
    Quả chuối
    Mùa thu là thời điểm thích hợp cho những quả chuối chín cây ngọt lịm. Chuối có đủ 8 loại axít amin cần thiết cho cơ thể mà con người không tự tạo ra được. Ngoài ra, trong chuối còn có 6 vitamin và 11 loại khoáng chất, tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
    Đặc biệt, chuối còn hỗ trợ rất tốt cho những người đang cố gắng bỏ thuốc lá. Vì chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, C, A1, magiê và kali giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau những ảnh hưởng của chất nicotin trong thuốc lá.
    Quả bưởi
    Ở nước ta, thông thường bưởi được thu hoạch chính vụ vào tháng 8. Ở miền Nam, bưởi Năm Roi và bưởi da xanh là hai loại bưởi rất được ưa chuộng. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nổi tiếng với bưởi Diễn.
    Đây là trái cây vừa có vị ngọt thanh vừa chua mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bưởi rất giàu chất xơ hòa tan và pectin có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
    Đặc biệt, đây là trái cây rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, duy trì độ đàn hồi của động mạch.
    Bưởi cũng rất giàu bioflavonoid và lycopen, là hai chất giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư lan rộng ở bệnh nhân bị ung thư vú hiệu quả. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng giảm mệt mỏi, tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, bị viêm khớp, giúp giảm cân, duy trì độ ẩm cho da, trị bệnh vảy nến, ngăn ngừa nếp nhăn…
    Quả ổi
    Đây là trái cây thưởng nở rộ vào mùa thu, ở miền Bắc nổi tiếng với ổi Hải Dương và ổi Sơn Tây. Ổi là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ổi chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa, giàu vitamin A và C, kali, mangan… giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
    Đặc biệt, ổi có tác dụng điều trị tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, tốt cho những người bị cao huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho và ngăn ngừa cảm lạnh… Những người bị suy nhược cơ thể nên sử dụng nước ép ổi hàng ngày sẽ rất tốt.
    Quả táo
    Táo là trái cây thương hiệu của mùa thu. Loại quả này chứa nhiều chất xơ và vitamin C, vì vậy chúng rất phù hợp cho việc ăn vặt nếu bạn bận rộn hay thường xuyên di chuyển.
    Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một hợp chất có trong quả táo thực sự có thể đóng vai trò như một loại thuốc chữa bệnh ung thư tự nhiên, chất này thậm chí còn tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết hiệu quả hơn cả thuốc hóa trị.
    Hãy chọn những trái táo chắc và không có vết bầm dập. Để giữ chúng tươi trong nhà, hãy bảo quản ở nơi mát, khô và tránh xa những loại trái cây khác như bơ, chuối, hoặc trái cây có múi.

    Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

    ĂN RAU HỌ CẢI GIÚP NGĂN NGỪA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG HIỆU QUẢ

    Theo kết luận của một nhóm khoa học người Anh, việc ăn những loại rau họ cải như bắp cải, cải xoăn hoặc súp lơ có thể giúp chống viêm ruột hay ung thư đại trực tràng vô cùng hiệu quả.

    Một nghiên cứu mới đây của Viện Francis Crick, Anh Quốc cho thấy, các loại rau họ cải như cải xoăn, súp lơ và bắp cải có thể giúp ngăn tình trạng viêm ruột và ung thư đại trực tràng.
    Nhóm nghiên cứu khẳng định, các loại rau họ cải đã kích hoạt một cơ chế bảo vệ ruột và đại tràng thông qua một chất có tên indole-3-carbinol (I3C).
    Theo trang Earth, khi cơ thể chúng ta tiêu hóa rau họ cải, I3C sản sinh ra nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột và nhận thấy, những con chuột có lượng I3C cao trong cơ thể thường hiếm khi mắc viêm ruột hoặc ung thư đại tràng.
    Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu các loại rau có tác dụng bảo vệ đại tràng và đường ruột bằng cách kích hoạt một protein có tên gọi là thụ thể aryl hydrocarbon (AHR). Protein này gửi tín hiệu đến các tế bào miễn dịch và các tế bào biểu mô trong niêm mạc ruột, giúp ngăn chặn phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra.
    Tiến sĩ Amina Metidji, một trong thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ:
    "Chúng tôi nghiên cứu những con chuột biến đổi gen không thể sản sinh hoặc kích hoạt AHR trong ruột. Kết quả, chúng tôi thấy rằng, chúng dễ dàng phát triển chứng viêm ruột và ung thư đại tràng. Tuy nhiên, khi chúng tôi cho chúng ăn một chế độ ăn giàu I3C, những con chuột hầu như không bị viêm hoặc ung thư. Thú vị thay, ngay cả khi khối ung thư xuất hiện và những con chuột bắt đầu chuyển sang chế độ ăn giàu I3C, khối u cũng trở nên lành tính hơn".

    Việc phân tích đường ruột của chuột từ các tế bào gốc cho thấy, AHR rất quan trọng trong việc sửa chữa các tế bào biểu mô hư hỏng. Tế bào gốc đường ruột cần AHR để phân biệt các tế bào biểu mô đặc biệt, có nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu không có nó, các tế bào gốc sẽ phân chia không thể kiểm soát, cuối cùng dẫn tới ung thư đại trực tràng.
    Gitta Stockinger, một thành viên trong nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Phát hiện trên về chế độ ăn với viêm ruột và ung thư đại tràng rất ấn tượng. Chúng tôi luôn nghĩ rằng, ung thư đại tràng có nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống giàu chất béo và ít thực vật của người phương Tây. Nhưng kết quả đã cho chúng ta thấy cơ chế đằng sau đó rất khác biệt".
    Nhiều loại rau tạo ra hóa chất đặc biệt giữ AHR luôn trong ruột. Do đó, chúng ta có thể dùng hóa chất thúc đẩy AHR thông qua chế độ ăn.
    Stockinger nhấn mạnh: "Trong khi chúng ta không thể thay đổi các yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ ung thư, chúng ta có thể giảm thiểu những rủi ro đó bằng cách áp dụng một chế độ ăn thích với nhiều rau hơn".
    Nhóm nghiên cứu đang kỳ vọng sẽ sớm thử nghiệm sinh thiết trên ruột người để kiểm chứng phát hiện ban đầu.
    Đã từng có nhiều nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra, rau có thể bảo vệ cơ thể chống ung thư. Nhưng có rất ít tài liệu đi sâu tìm hiểu loại rau nào có lợi nhất trong việc chống ung thư và tại sao. Hiện tại, giới khoa học đã chứng minh được điều đó trên chuột và trong tương lai là trên người.
    Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Immunity mới đây.

    Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

    Sắn dây trị nhiều bệnh

    Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.
    Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam,…
    Sắn dây trị nhiều bệnh - Ảnh 0
    Có nhiều cách chế biến nước sắn dây giải khát, tuy nhiên có thể kể ra vài phương thức chính sau đây:
    Bài 1: Củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20 – 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Khi uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Cũng có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.
    Bài 2: Bột sắn dây 3 thìa cà phê, đường trắng vừa đủ, hai thứ đem hòa với nước sôi để nguội trong cốc, chế thêm một chút nước cốt chanh hoặc quất (cũng có thể cho quất hoặc chanh thái lát), quấy đều rồi uống. Tùy theo sở thích có thể đem ướp lạnh hoặc cho thêm vài viên nước đá.
    Bài 3: Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trôn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.
    Bài 4: Củ sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g. Tất cả sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là thứ nước giải khát cực tốt cho những người mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng.
    Lưu ý: Trên thị trường hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây tàu (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Sắn dây tàu cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta. Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh. Dân gian thường ướp bột sắn dây với hoa bưởi hoặc hoa nhài để làm tăng thêm sức hấp dẫn của loại nước giải khát độc đáo này.

    Cách cấp cứu khi bị rắn độc cắn bằng các bài thuốc dân gian


    Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, nó thường chạy mất, nên nạn nhân không nhận diện dược đó là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối. Khi đó nên sơ cứu như thế nào để giảm tỷ lệ tử vong?
    Không may bị rắn cắn ở những khu vực lạc hậu hoặc cách xa cơ sở y tế trước tiên nạn nhân phải thật bình tĩnh, tìm cách phân biệt thế nào là rắn độc và có thể tham khảo các bài thuốc dân gian dưới đây để cấp cứu tạm thời.
    Cách xử trí:
    Bước 1: Nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết rắn cắn 3 – 5cm. Có thể dùng dây thun, dây chuối, dây quai nón…Chú ý phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô và không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30′.
    Bước 2: Rửa sạch vết rắn cắn bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%…
    Bước 3: Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, rạch rộng theo hình chữ thập, chú ý độ sâu qua da chảy máu là được. Trước khi thao tác phải sát trùng để tránh nhiễm trùng.
    Bước 4: Nặn hết máu độc tại vết cắn đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra.
    Cách phân biệt rắn độc và không độc?
    Theo bác sĩ Trần Văn Hoàng, phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm tại Tiền Giang, muốn phân biệt có phải rắn độc hay không dựa vào các biểu hiện sau đây để phán đoán con rắn đó có độc hay không.

    Phân biệt rắn độc và không độc qua dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn (Ảnh: linkhay.com)

    Thấy người cố gắng bò đi thật nhanh ====> 90% đây là rắn không độc.
    Rắn thu người lại thủ thế phình mang ====> Chắc chắn là rắn độc
    Rắn độc có hai cái răng nanh to ở hàm trên, cái này chính là kim tiêm thuốc độc – hay còn gọi là móc độc. Rắn không độc thì không có. Vì thế, khi bạn bị rắn cắn thì chỉ cần xem vết răng có thể phán đoán được.
    Phương pháp trị liệu khi bị rắn cắn hiện đại thường là cấp cứu tại chỗ tạm thời và đưa tới các cơ sở y tế tiêm huyết thanh trị nọc rắn. Tuy nhiên thời xưa, khi không có huyết thanh, người xưa đã dùng một số những bài thuốc dân gian sau để cấp cứu và chữa trị.
    Trứng gà
    Sau khi nặn hoặc hút hết nọc độc ở vết cắn có thể dùng bài thuốc từ trứng gà sống như sau: Đục lỗ quả trứng gà, đặt lỗ thủng vào vết thương và ấn chặt; khi trứng biến thành màu đen thì thay quả khác, liên tục cho đến khi hết sưng tấy, trứng không đen thì thôi.

    Đục lỗ quả trứng gà, đặt lỗ thủng vào vết thương và ấn chặt để trị rắn cắn (Ản: Monngon.tv)

    Phèn chua
    Theo cuốn Tập nghiệm bối thư phương của tác giả Lý Tấn đời Tống, khi bị rắn cắn có thể lấy phèn chua đun tới khi tan chảy thì bắc ra để nguội và nhỏ vào vết thương sẽ lập tức giảm đau và thải bỏ độc khí ra ngoài.

    Lấy 20g lá Kim vàng đã được giã nhỏ cùng 5g phèn chua và lọc lấy nước uống để trị rắn cắn

    Ngoài ra, để chữa vết rắn cắn bạn cũng có thể sử dụng cây Kim vàng và phèn chua. Sau khi nặn hết máu độc ra, lấy 20g lá Kim vàng đã được giã nhỏ cùng 5g phèn chua và lọc lấy nước cho nạn nhân uống. Cứ 15 đến 30 phút thì cho bệnh nhân uống 1 lần, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày tình trạng sẽ dần ổn định.
    Đu đủ non

    Dùng dao đâm vào trái đu đủ non cho mủ ra thì lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí bị rắn cắn. (Ảnh: pwnthecode.org)

    Theo Đông y, dùng đu đủ non để sơ cứu tại chỗ có thể tăng khả năng giữ tính mạng cho nạn nhân. Sau khi nặn hết máu độc, dùng dao đâm vào trái đu đủ non cho mủ ra thì lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí bị rắn cắn. Để không mất thời gian có thể dùng một chiếc garo để cố định những miếng bông trên vết cắn.
    Sau đó lấy đu đủ bổ nhỏ rồi giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy thêm một chén nước, cho đu đủ vào khuấy đều lên và cho người bị rắn cắn uống cứ 15 phút một lần, mỗi lần 3 muỗng canh cho tới khi muốn đi đại tiện.
    Bạch chỉ

    Ảnh: bolster.nl

    Cây bạch chỉ thường được trồng ở vùng núi cao, thời tiết lạnh như Sapa, Tam Đảo. Cây cao tầm hơn 1 mét, là loại cây sống lâu năm, rễ cây thường được thu hái, phơi khô để làm thuốc. Theo Đông y, bạch chỉ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, giải cảm cho ra mồ hôi, chữa nhức đầu, đau buốt xương khớp, mụn nhọt chảy mủ….
    Theo sách Trung dược lâm sàng do Dương Hữu Nam biên dịch, bài thuốc trị rắn cắn từ Bạch chỉ gồm: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
    Hoặc có thể dùng: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống.
    Bòn bọt
    Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc… Khi bị rắn cắn có thể lấy lá bòn bọt tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

    Khi bị rắn cắn có thể lấy lá bòn bọt tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. (Ảnh: ydvn.net)

    Sắn dây
    Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

    Dùng sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương. (Ảnh: Airehon.Site)

    Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu cách nhận biết rắn độc và rắn không độc để chúng ta có thể tự mình sơ cứu những bước cơ bản nhất để ngăn ngừa lây lan độc tính. Sau khi sơ cứu xong, chúng ta nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời và giảm tỷ lệ tử vong.

    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây


    Hành tây chứa nhiều vitamin A, C và E có thể loại bỏ một số vấn đề phổ biến về da như đốm đen, mụn trứng cá, sẹo… 
    Những công dụng làm đẹp từ hành tây:
    • Chống lão hóa:
    Hành tây chứa hàm lượng vitamin A, C và E cao. Nhóm vitamin này là những hoạt chất chống ô-xy hóa ưu việt giúp da chống lại các tổn thương do tia UV gây ra. Chúng cũng giúp da chống lại các gốc tự do, yếu tố khiến da bị lão hóa sớm.
    • Giúp da sáng khỏe:
    Flavonoid là chất giúp vitamin C hoạt động và phát huy hết các chức năng của nó. Chính nhờ yếu tố này, hành tây được chứng minh cần thiết để giữ cho làn da sáng khỏe.
    • Ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá:
    Hành tây có tác dụng khử trùng mạnh, có thể bảo vệ làn da khỏi những vi khuẩn gây mụn trứng cá. Các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của hành tây giúp bảo vệ da trong những trường hợp bị côn trùng cắn, vết thương, bỏng nhẹ, mụn nhọt, vết bầm tím và mụn cóc. Thuộc tính kháng khuẩn của hành tây cũng giúp ngăn ngừa sẹo do mụn và điều trị sẹo sau phẫu thuật.
    Những loại mặt nạ chăm sóc da từ của hành tây
    Mặt nạ trị mụn trứng cá
    Thành phần
    • 1 thìa nước ép hành tây
    • 1 thìa dầu ô liu
    Cách làm
    Trộn đều nguyên liệu đã chuẩn bị, nếu mùi hành tây khiến bạn khó chịu hãy thêm vài giọt tinh dầu hoa oải hương.
    Nhúng bông tẩy trang vào hỗn hợp và bôi lên vùng da có mụn. Để trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
    Sử dụng công thức này mỗi ngày để đạt hiệu quả trị mụn nhanh và tốt hơn.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây
    Mặt nạ chống lão hóa da
    Thành phần
    • 1 củ hành tây
    Cách làm
    Lấy hành tây và cắt thành những lát mỏng, bạn có thể đắp trực tiếp lên da hoặc ép lấy nước rồi dùng bông tẩy trang thoa lên vùng da mặt và cổ. Đắp mặt nạ trong 20 phút rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch.
    Áp dụng mặt nạ này thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, đem lại độ săn chắc và trẻ trung cho làn da.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây
    Loại bỏ nhược điểm trên da
    Thành phần
    • 1 thìa nước ép hành tây
    • 1 thìa nước cốt chanh
    • Bông tẩy trang
    Cách làm
    Cho 1 thìa nước ép hành tây, 1 thìa nước cốt chanh trộn đều trong một bát nhỏ. Dùng bông tẩy trang thoa hỗn hợp lên da mặt, sau 20 phút bạn rửa sạch bằng nước.
    Áp dụng mặt nạ này 2-3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây
    Mặt nạ dưỡng trắng da
    Thành phần
    • 1 củ hành tây ép nước
    • Bột đậu xanh
    • Bột nhục đậu khấu
    • Sữa tươi không đường
    Cách làm
    Trộn đều 1/2 thìa nước ép hành tây, 2 thìa bột đậu xanh, 1/2 thìa bột nhục đậu khấu, 1/2 thìa sữa không đường trộn thành hỗn hợp sền sệt. Nếu mùi hành tây khiến bạn khó chịu, hãy thêm vài giọt tinh dầu hoa oải hương.
    Sau khi rửa mặt, đắp hỗn hợp này lên mặt và cổ, để khoảng 15-20 phút hoặc đến khi khô hoàn toàn.
    Tiếp theo, lấy thêm 1 thìa sữa tươi vỗ nhẹ lên mặt và massage nhẹ nhàng theo hình tròn trong vài phút, rửa mặt bằng nước sạch.
    Thực hiện cách làm này 2-3 lần/tuần giúp sáng da và là loại mặt nạ tẩy tế bào chết tại nhà khá hiệu quả.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây
    Mặt nạ giúp lành sẹo mụn
    Thành phần
    • Hành tây
    • Bột yến mạch
    • Mật ong
    • Nước lọc
    Cách làm
    Cho 3 thìa bột yến mạch, đổ 3-4 thìa nước ấm (khoảng 40-50 độ C) rồi ngâm trong khoảng 5 phút. Xay nhuyễn 1 củ hành tây rồi trộn vào bột yến mạch khi bột còn ấm, trộn thêm 1 thìa mật ong tạo hỗn hợp đặc mịn.
    Làm sạch da mặt, đắp hỗn hợp lên mặt trong 20 phút rồi rửa sạch.
    Bột yến mạch giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc, mặt nạ làm sạch lỗ chân lông, lành sẹo mụn.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây
    Mặt nạ điều trị nám da, tàn nhang
    Thành phần
    • 1 thìa nước ép hành tây
    • 1 thìa tinh bột nghệ
    Cách làm
    Trộn đều nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp đặc quánh.
    Thoa hỗn hợp lên mặt và cổ, massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
    Áp dụng công thức này mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn, sau 1 tháng bạn sẽ thấy da mặt có sự thay đổi rõ rệt.
    Bất ngờ với công dụng làm đẹp từ củ hành tây

    Vu Lan – mùa chay tịnh, Đông y nhìn nhận về ăn chay như thế nào?


    Tương truyền rằng, vào mùa Vu Lan cần tránh sát sinh để tích đức và báo hiếu với bậc sinh thành, dưỡng dục. Thế nên, ăn chay vào những ngày này được xem là hành động đại hiếu thảo của những người con. Vậy, quan điểm của Đông y về vấn đề ăn chay này là gì?
    Ngày nay, việc ăn chay đã trở nên rộng rãi hơn, mọi người đều dần dần hiểu được lợi ích sức khoẻ của chế độ ăn chay. Tuy nhiên, phần lớn những thông tin này đều xuất phát từ kiến thức về dinh dưỡng học của Tây phương. Bài viết dưới đây xin bàn vấn đề ăn chay từ góc độ Y học cổ truyền Đông phương, xét xem con người nên ăn gì, vấn đề ăn thịt ra sao và dùng thuốc bào chế từ động vật thì như thế nào.
    Theo lý luận cổ xưa, con người nên ăn gì?
    Mặc dù Hoàng đế nội kinh không phản đối việc ăn thịt, nhưng phải nói rằng tương đối ủng hộ việc ăn chay, cũng không nói là con người nhất định cần phải ăn thịt mới có thể sinh tồn. Trong Thiên Tàng khí pháp thời luận, sách Tố Vấn có đoạn: “Ngũ cốc là để nuôi dưỡng, ngũ quả là để hỗ trợ, ngũ súc (vật) là để bổ ích, ngũ rau là để bổ sung”.
    Đây có thể được coi là khái niệm “dinh dưỡng học” sớm nhất trên thế giới! Ngay từ hơn 2.000 năm trước, Đông y đã có khái niệm tương tự tháp dinh dưỡng, nhưng trên thực tế không phải là nói về vấn đề ‘dinh dưỡng’, mà là chỉ ra chủng loại thực phẩm.

    Ngày từ 2000 năm trước đây, Đông y đã có khái niệm tương tự tháp dinh dưỡng. (Ảnh: Picbear)

    Nhìn nhận một cách tỉ mỉ, kĩ càng 4 nhóm thực phẩm lớn này, nghiêm khắc mà nói thì địa vị không bình đẳng với nhau, mà là có tầng thứ khác nhau, không phải là nói mỗi ngày mỗi loại chiếm một phần là tốt nhất. Nhóm ngũ cốc là ‘cung dưỡng’ sinh mệnh sự sống con người, do đó là nhóm cơ bản nhất, cần thiết phải ăn! Trái cây là phụ trợ, mà rau củ lại làm con người ta ‘sung mãn’, làm chúng ta no. Do đó theo đẳng cấp tầng thứ mà nói, nhóm ngũ cốc nên ăn nhiều nhất, rau củ quả nhiều thứ nhì.
    Đối với nhóm thịt, tác dụng của nó là ‘ích’, chữ ‘ích’ này dùng vô cùng đắt! ‘Ích’ là chỉ ‘hữu ích’, là nghĩa tốt. Như vậy, nhìn nhận nhóm thịt có vẻ như là thực phẩm không thiết yếu, chính giống như thuốc bổ hiện nay, nó đối với cơ thể có thể có lợi ích, nhưng không có nghĩa là không có nó thì sẽ chết, 3 nhóm thực phẩm còn lại là cần thiết hơn.
    Lại nữa, ‘ích’ trong cổ văn vốn có nghĩa là ‘tràn’, tức ‘đầy tràn’. Nước đầy tràn ra khỏi hồ chứa, là tốt hay xấu? Đương nhiên là lãng phí rồi, quá nhiều rồi! Do đó ‘ích’ trong Nội kinh có lúc cũng thuộc nghĩa không tốt, có ý nghĩa quá nhiều lại thành bất cập. “Nước có thể chở thuyền, cũng cơ thể lật thuyền”, nó tuy là có chỗ tốt, nhưng mà rất dễ đi sang cực đoan.
    Hoàng đế nội kinh chỉ ra các vấn đề gặp phải khi ăn thịt
    Trong Nội kinh còn ghi chép rất nhiều bệnh tật do ăn thịt mà dẫn tới, ví như:
    “Nhiệt bệnh khó thuyên giảm, ăn thịt ắt tái phát, ăn nhiều để di chứng, do đó nên kiêng kị” (trích Thiên Nhiệt luận thiên, sách Tố Vấn).
    Đây là nói về một người vừa cảm mạo mới khỏi, nhất định không được cho họ ăn thịt, ăn rồi dễ làm bệnh tình tái phát. Nhưng mà chúng ta rất nhiều khi đều làm ngược lại, vừa cảm mạo khỏi rồi, hơi có chút cảm giác muốn ăn, là lập tức ăn thịt. Thêm nữa, hoặc là phụ nữ vừa sinh con, ngày ngày uống canh gà, kỳ thực đều không tốt cho cơ thể.

    Phụ nữ mới sinh con, uống canh gà thực sự là không tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: www.tobifxo.com)

    “Tiêu đản, bị ngã hoặc bị đánh, thiên khô, nuy huyết, khí mãn, phát nghịch. Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra vậy” (trích Thiên Thông bình hư thực luận, sách Tố Vấn).
    Cao lương trong này ý nghĩa là chỉ ‘cao’, lương thực tinh – cao lương mỹ vị (không phải chỉ gạo cao lương trong nhóm ngũ cốc), cổ xưa giải thích là “vị ngọt béo ngấy”. Chi tiết mà nói, ‘cao’ là chỉ thịt, đặc biệt là chỉ nhóm thịt mà trong đó chứa chất béo tương đối nhiều; ‘lương’ chỉ thực phẩm tinh, lương thực tinh, có thể hiểu là thông qua gia công, giống như các loại thực phẩm trong siêu thị có thể mua được: bánh bông lan, đồ ăn đóng hộp, khoai tây chiên, kẹo, kem…
    Đoạn văn này đã đưa ra một cảnh báo cho con người. Ví như bệnh tiêu khát (tiểu đường), trúng phong (tai biến), bán thân bất toại, thân thể teo yếu, khí suyễn… thường là bệnh của người béo phì, bệnh nhà giàu, nhiều khi do ăn ‘cao lương mỹ vị’ quá mức mà dẫn tới. Hãy cùng xét xem ăn thịt có vấn đề gì?

    Ăn nhiều đồ cao lương mỹ vị có thể gây nhiều bệnh. (Ảnh: youtube.com)

    “Ăn nhiều cao lương, sinh ra nhọt to – đinh” (trích Thiên Sinh khí thông thiên luận, sách Tố Vấn).
    “Nghĩ như chứng nhiệt trung, tiêu trung, phần nhiều chỉ hạng người phú quý hay mắc, giờ dùng thức cao lương, thế là không hợp với lòng họ” (trích Thiên Phúc trung luận, sách Tố Vấn).
    Hoàng đế hỏi: “Ôi! Những bậc vương, công, đại nhân, những người này ăn (những thứ thức ăn) có máu, thân thể họ yếu đuối, cơ nhục mềm yếu, huyết khí họ mạnh và hung, hoạt và lợi. Vậy trong việc châm (kim) chậm hay nhanh, cạn hay sâu, nhiều hay ít, cả hai đàng có giống nhau không?”
    Kỳ Bá đáp: “Món ăn cao lương và món ăn đậu rau, ‘vị’ của nó làm sao giống nhau được? Khi nào gặp khí hoạt thì phải rút kim ra nhanh, khi nào gặp khí sác thì phải rút kim ra chậm…” (trích Thiên Căn kết, sách Linh Khu).
    “Vả lại, các bậc vương công, đại nhân, các bậc quân thần ưa (những thức ăn thịt) có máu, tất cả họ đều sống rất là kiêu sa, phóng túng, ham muốn, khinh người, nhưng không thể nào cấm được, nếu cấm thì nghịch lại cái chí của họ, còn nếu thuận theo họ thì càng làm cho bệnh của họ nặng thêm, và nên thích nghi như thế nào? Phép trị phải làm gì trước?” (trích Thiên Sư truyền, Sách Linh khu).
    Nội kinh có nhiều ghi chép như thế, có thể cho thấy đương thời đã biết được lợi và hại của ăn thịt. Ngược lại, ăn ngũ cốc, rau củ quả, trong Nội kinh lại không đề cập vấn đề mấy. Người ngày nay vì sao bị tăng đường huyết, tăng huyết áp, mỡ máu nhiều đến vậy? Rất có thể đây chính là nguyên nhân bởi vì nhiều người đã quá quen với thịt, bữa ăn mà không có thịt thì không…vui.
    Nhân thể vốn thích hợp ăn chay nhất?
    Trong Hoàng đế nội kinh, thường xuyên chỉ ra chức năng của Vị – dạ dày con người, là dùng để phân huỷ, tiêu hoá thủy cốc (thuỷ chính là chỉ nước uống; cốc là lúa, gạo, lương thực hoa màu nói chung).
    Sách Tố Vấn có một số đoạn viết:
    “Vị, cái biển để chứa thủy cốc, cũng là nguồn gốc lớn của lục phủ. Năm vị ăn vào miệng, tàng ở vị để dưỡng khí ngũ tạng” (trích Thiên Ngũ tàng biệt luận).
    “Con người lấy thủy cốc làm gốc, nếu tuyệt thủy cốc thời tất phải chết. Mạch không có Vị khí (tức khí của thủy cốc) cũng chết” (trích Thiên Bình nhân khí tượng luận).
    “Tứ chi đều nhờ khí ở Vị… tứ chi không được do khí của thủy cốc” (trích Thiên Thái âm dương minh luận).
    “Vinh, là tinh khí của thủy cốc. Nó điều hoà ở ngũ Tạng, thấm nhuần ở lục Phủ… Vệ, là một thứ hãn khí (mạnh, dữ) của thủy cốc. Cái tính của nó lật tật, hoạt lợi” (trích Thiên Tý luận thiên).

    Con người lấy thuỷ cốc làm gốc. (Ảnh: Infonet)

    Sách Linh Khu cũng bàn về thuỷ cốc và phủ Vị như sau:
    “Vị, là phủ của ngũ cốc” (trích Thiên Bản du).
    “Cốc khí nhập vào Vị, mạch đạo sẽ nhờ đó được thông, huyết khí khắc vận hành” (trích Thiên Kinh mạch).
    “Nếu trong Vị bị nhiệt thì tiêu cốc khí…, trong lục phủ, Vị đóng vai biển cả; xương mình rộng, cổ to, ngực rộng, người như vậy sẽ ăn được nhiều ngũ cốc” (trích Thiên Sư truyền).
    Hoàng đế hỏi: “Ta mong được nghe về vai trò của lục phủ truyền đi thủy cốc, về sự lớn nhỏ, dài ngắn của Trường Vị, về sự thu nhận thủy cốc nhiều hay ít như thế nào ?” (trích Thiên Tràng vị).
    Kỳ Bá đáp: “…Vị to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, dài 2 xích 6 thốn, co ngang lại, nhận thủy cốc 3 đấu 5 thăng, trong ấy cốc thường lưu lại 2 đấu, thủy 1 cốc 5 thăng thì đầy…” (trích Thiên Bình nhân tuyệt cốc).
    Các loại ghi chép tương tự trong Nội kinh thường rất hay gặp, cho rằng khí huyết của nhân thể là từ thủy cốc mà hóa thành, ngay cả đoạn cuối cùng dùng góc độ giải phẫu quan sát độ to nhỏ của trường vị, cũng không quên dùng bao nhiêu ngũ cốc làm đơn vị dung lượng. Có thể thấy đối tượng tiêu hóa tốt nhất của trường vị là ngũ cốc. Thời đại Nội kinh cho rằng cái mà con người nên ăn nhất, chính là phương thức ăn uống dùng nước uống và lấy ngũ cốc làm chủ yếu.

    Đồ con người nên ăn uống nhất là nước lọc và ngũ cốc làm chủ yếu. (Ảnh: mom.vn)

    Đông y không tuyệt đối nói “người không thể ăn thịt”, mà là chỉ ra rất nhiều vấn đề do ăn thịt, cũng lại là nhấn mạnh vai trò thực phẩm lấy ngũ cốc làm trọng yếu nhất.
    Thuốc có nguồn gốc từ động vật không phải lúc nguy cấp thì không dùng
    Từ xưa tới nay, không ít đại y học gia rất ủng hộ việc ăn chay, như danh y đời Đường Tôn Tư Mạc, ông nói “thường cần bớt ăn thịt, ăn nhiều cơm…”, lấy phương thức ẩm thực ăn chay làm chủ yếu, sống tới hơn 100 tuổi. Ông có một cuốn sách trứ danh gọi là Đại y tinh thành, truyền tụng từ thiên cổ xa xưa qua nhiều thời đại, mỗi một vị Trung y đều biết đến, trong đó có một câu:
    “Từ xưa các bậc danh y hiền tài trị bệnh, đa phần cũng dùng sinh mệnh vật sống để cứu chữa người nguy cấp. Tuy nói là người cao quý, súc vật thấp kém, nhưng nói về yêu quý sinh mệnh, thì con người và súc vật là như nhau. Tổn hại loài khác để lợi cho mình, thì tình cảm loài vật cũng đều căm ghét, nói gì đến con người. Hễ sát hại sinh mệnh súc vật để bảo toàn sinh mệnh người, thế thì đã xa rời cái đạo ‘sinh’ quá xa rồi. Những phương thuốc của ta hôm nay, sở dĩ đều không dùng sinh mệnh loài vật làm thuốc, cũng vì lý do đó. Còn trong thuốc có ruồi trâu, đỉa, đều là vật chết bán ở chợ, mua về dùng, thì không phải trường hợp này. Chỉ như trứng gà, vẫn đang ở trạng thái hỗn mang chưa hình thành, thì khi gặp tình huống khẩn cấp, thì mới bất đắc dĩ mà dùng. Người có thể không cần dùng vật sống, mới là người có kiến thức trí tuệ phi phàm, ngay cả ta cũng không bằng được”.
    Đại y Tôn Tư Mạc cho rằng con người và động vật bình đẳng, đề xướng sử dụng thuốc nguồn gốc từ động vật cần vô cùng cẩn thận, nên dùng động vật đã chết một cách tự nhiên mà không phải là cố ý sát sinh. Lại nữa, ngay cả trứng gà nhìn thì như là thực phẩm rất phổ thông, ông đều cho rằng cần phải trong trường hợp quan ải nguy cấp mới được sử dụng. Mọi người sẽ có thể nghĩ ra, Tôn Tư Mạc bình thường cũng không mấy khi ăn trứng gà.

    Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư nếu ăn phải ớt muối, tương ớt bẩn


    Ớt muối, tương ớt, bột ớt… là những gia vị được sử dụng nhiều ở các quán ăn, cửa hàng. Các chuyên gia cảnh báo, người tiêu dùng rất dễ nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí mắc ung thư… nếu thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm gia vị không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ.
     

    Ớt muối, bột ớt bẩn… “đua nhau” lên bàn ăn
    Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước, đã phát hiện các mẫu tương ớt, bột ớt… không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được bày bán tràn lan, gây nguy hại sức khỏe cho người tiêu dùng.
    Mới đây, Đội Quản lý an toàn thực phẩm số 8, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp.HCM, đã tịch thu 30 tấn ớt muối sơ chế và 20 tấn ớt muối thành phẩm của phân xưởng DNTN Sơ chế nông sản Xuất khẩu Chí Cường (ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Tp.HCM).

    Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư nếu ăn phải ớt muối, tương ớt bẩn
    (Ảnh: Người Lao Động)

    Bên trong phân xưởng, lực lượng chức năng phát hiện có một hồ chứa bằng bê tông đang ngâm ớt. Dung dịch này có màu đen và nhiều bọt trắng, lẫn xác côn trùng chết bên trong. Chủ cơ sở dùng các thùng phi cáu bẩn để nén ớt muối.
    Khu vực sản xuất của cơ sở không tách biệt với môi trường xung quanh, không có phương tiện phòng chống côn trùng và động vật gây hại… theo Người Lao Động.
    Ngày 17/5, Thanh Niên đưa tin, Thanh tra Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn phát hiện, 95/262 mẫu ớt bột khô lấy ngẫu nhiên ở kho sản xuất, hộ kinh doanh, siêu thị… tại 10 tỉnh gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tp.HCM, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, không đạt chuẩn về hàm lượng aflatoxin (chiếm 36,25 %).
    Trước đó, Viện Pasteur Tp.HCM đã phát hiện 100 % mẫu ớt khô tại các chợ và tiệm tạp hóa ở 5 tỉnh: Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu chứa aflatoxin dạng bột.

    Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư nếu ăn phải ớt muối, tương ớt bẩn
    (Ảnh: Báo Chất lượng Việt Nam)

    Tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư do ăn phải ớt muối, tương ớt… bẩn
    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, mọi người cần cảnh giác cao độ với ớt muối, tương ớt… đang bày bán giá rẻ trên thị trường hiện nay. Chúng thường không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể gây rối loại tiêu hóa, nhiễm khuẩn với cơ thể.
    Ông Thịnh phân tích, hầu hết các sản phẩm giá rẻ này đều được độn chất phụ gia để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
    Một trong những chất phụ gia độc hại phải kể đến đó là sunset yellow – chất tạo màu tổng hợp. Chất này được Bộ Y tế cho phép dùng làm phụ gia trong thực phẩm, tuy nhiên chỉ được dùng với hàm lượng tối đa 70 mg/lít. Nếu tiêu thụ quá nhiều chất phụ gia, chắc chắn sẽ gây độc cho cơ thể con người.
    Tương tự, benzoate cũng là chất phụ gia thực phẩm chống mốc, chống ôi thiu được phép dùng trong thực phẩm với hàm lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc cấp tính như tiêu chảy, nôn…
    Ngoài ra, ớt mốc trắng, thối hỏng còn có độc tố aflatoxin, nếu ăn nhiều có thể mắc ung thư, xơ gan…
    Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư nếu ăn phải ớt muối, tương ớt bẩn
    Các chuyên gia cảnh báo, người tiêu dùng, không nên tùy tiện ăn ớt muối, tương ớt chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, giá thành quá rẻ.
    Nên tự làm ớt muối, tương ớt tại nhà vừa ngon lại đảm bảo sức khỏe, hoặc mua tại những thương hiệu, cửa hàng uy tín. Khi ăn ngoài hàng quán cần hạn chế tối đa, tốt nhất không nên ăn tương ớt, ớt muối tại những quán ăn vỉa hè để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

    CƠ THỂ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO KHI CHÚNG TA CHUYỂN TỪ ĂN THỊT SANG ĂN THUẦN CHAY?

    Những thay đổi trong cơ thể người khi bắt đầu chuyển sang ăn chay có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, điều quan trọng là bạn có thể cân bằng được điều đó hay không mà thôi.

    Ăn chay là chế độ ăn chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn đến từ thực vật, giảm thịt và sữa. Có rất nhiều lý do khiến một người quyết theo đuổi chế độ ăn chay trường, ví dụ như vì vấn đề môi trường hay tôn giáo.
    Nhiều người đã và đang tìm kiếm cho mình một chế độ ăn lành mạnh hơn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, việc ăn thuần chay rất có lợi cho sức khỏe nếu được lên kế hoạch bài bản. Những người đã quen với chế độ ăn uống giàu thịt, sữa khi chuyển sang ăn chay trường sẽ cảm thấy thay đổi đáng kể trong cơ thể của họ.
    Vài tuần đầu tiên...
    Điều đầu tiên mà những ai mới bắt đầu chuyển sang ăn chay trường có thể nhận thấy, đó là nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể sau khi bỏ ăn thịt và ưu tiên ăn hoa quả, rau củ và quả hạch. Những loại thực phẩm này sẽ giúp tăng lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất trước khi bạn nghĩ đến những bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, thay vì quá phụ thuộc vào các loại đồ ăn tiện lợi giúp duy trì năng lượng hiện nay.

    Theo NewsWeek, khi không còn tiêu thụ các sản phẩm từ động vật trong nhiều tuần, chức năng ruột sẽ bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực và có thể xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi. Do hàm lượng chất xơ cao trong chế độ ăn chay trường và sự gia tăng lượng carbohydrate lên men trong ruột nên có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.
    Nhưng điều này thực tế lại đem đến một số thay đổi tích cực, ít nhất trong việc làm tăng sự đa dạng của vi khuẩn trong đại tràng, tùy thuộc vào chế độ ăn thuần chay. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của việc ăn chay với hệ vi khuẩn đường ruột nhưng các nhà khoa học tin rằng, sự da dạng của hệ vi khuẩn đường ruột sẽ đem lại lợi ích cho toàn cơ thể.
    Từ 3 đến 6 tháng
    Một vài tháng sau khi bắt đầu chế độ ăn thuần chay, một số người sẽ cảm thấy việc ăn rau, củ quả, trái cây nhiều hơn giúp giảm đáng kể mụn trên da. Tuy nhiên lúc này, lượng vitamin D trong cơ thể sẽ bắt đầu hao hụt nghiêm trọng vì nguồn cấp vitamin D chủ yếu vẫn đến từ thịt, cá và sữa.
    Vitamin D là một dưỡng chất quan trọng giúp chắc xương, răng và cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến nhiều căn bệnh như ung thư, bệnh tim, đau nửa đầu và trầm cảm.

    Nguyên nhân do vitamin D chỉ lưu trữ trong cơ thể người tối đa khoảng 2 tháng trước khi bị dùng cạn kiệt. Nhưng thời gian lưu trữ kéo dài lâu hay ngắn còn phụ thuộc vào thời điểm bạn ăn chay trong năm, bởi vitamin D còn được tạo thành từ quá trình hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn ăn nhiều rau, củ, quả chứa vitamin D (cà rốt, bơ, đu đủ, đào, sữa đậu nành, đậu phụ, pho mát, nấm hương,...) hoặc dùng viên bổ sung vitamin D, đặc biệt trong những tháng mùa đông khi mà ánh sáng Mặt Trời thường yếu và hiếm khi xuất hiện.
    Chế độ ăn thuần chay cân bằng, ít muối và các thực phẩm chế biến sẽ đem tới những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn bệnh tim, đột quỵ và giảm nguy cơ đái tháo đường. Khi lượng chất dinh dưỡng như sắt, kẽm và canxi giảm trong lúc ăn chay, cơ thể và ruột sẽ học cách hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, sự thích nghi này của cơ thể chỉ đủ ngăn tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở một số người, không phải tất cả mọi người. Do đó, nếu có thể hãy uống các viên thuốc bổ sung vi chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh.
    Từ 6 tháng đến 1 năm
    Sau một năm ăn theo chế độ thuần chay, lượng vitamin B12 trong cơ thể gần như sẽ bị cạn kiệt. Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của máu và tế bào thần kinh. Triệu chứng khi thiếu vitamin B12 thường thấy đó là khó thở, kiệt sức, sa sút trí nhớ, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
    Tất nhiên việc thiếu vitamin B12 có thể phòng ngừa được bằng cách tăng khẩu phần mỗi ngày hoặc dùng thuốc bổ sung vitamin. Mặc dù vậy, quản lý thực phẩm vẫn là điều tối quan trọng vì nếu cơ thể thiếu hụt một dưỡng chất nào đó thì ý nghĩa của việc ăn chay trường cũng không được công nhận. Nếu chỉ vì ăn chay mà dẫn tới bệnh tim mạch, đột quỵ hay tổn thương thần kinh thì cũng không phải là điều hay chút nào.

    Sau một năm ăn chay, xương của chúng ta cũng sẽ có sự thay đổi. Bộ xương của chúng ra giống như nơi lưu trữ vi chất và cho tới năm 30 tuổi, chúng ta có thể bổ sung thêm vi chất từ khẩu phần ăn. Nhưng sau đó, xương sẽ không còn hấp thụ được các vi chất nữa. Bởi vậy việc tích trữ đủ lượng can-xi khi còn trẻ là điều rất quan trọng.
    Sau 30 tuổi, cơ thể bắt đầu lấy can-xi từ xương để sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nếu chúng ta không tích cực bổ sung can-xi qua đường ăn uống, xương sẽ trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn.
    Việc ăn một số loại rau giàu can-xi như cải xoăn, súp lơ sẽ giúp việc bảo vệ xương tốt hơn. Tất nhiên vẫn có những người không tuân thủ đúng chế độ ăn chay đa dinh dưỡng, dẫn tới việc thiếu hụt can-xi và tăng nguy cơ gãy xương lên tới 30%. Thêm vào đó, can-xi từ ăn chay cũng khó hấp thụ hơn nên lời khuyên tốt nhất là hãy sử dụng thêm thực phẩm bổ sung.
    Trên đây là điểm qua về những thay đổi trong cơ thể của một người ăn thuần chay. Nếu bạn đang có ý định chuyển sang ăn chay và có lối sống xanh hơn, hãy cân nhắc, lập kế hoạch ăn uống thật chi tiết và khoa học để có được một chế độ ăn thuần chay cân bằng nhất.
    Sở dĩ phải có một chế độ ăn thuần chay cân bằng vì đó là chìa khóa giúp bạn có thể sống khỏe hơn và không tự đưa mình vào một lối sống "tự sát" chỉ vì ăn uống không khoa học.