Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018
Ăn sầu riêng ‘ngậm’ hóa chất làm tăng nguy cơ vô sinh, ung thư
By Minh Dao at tháng 5 31, 2018
Sầu riêng khi nhúng hóa chất sẽ nhiễm lượng kim loại lớn, chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, đặc biệt tăng nguy cơ gây ung thư, vô sinh, sinh con dị dạng…
Có một thực tế, hiện nay, rất ít chủ vườn chờ sầu riêng chín và tự rụng để bán cho người tiêu dùng. Sầu riêng thường được các thương lái thu hoạch theo đợt, gom quả già lẫn quả non, sau đó nhúng vào dung dịch hóa chất để ép chín.
Theo Người Đưa Tin, hóa chất dùng để ngâm sầu riềng chứa carbendazim và tebuconazole, thành phần của phân bón lá. Phân bón lá vốn là các loại sản phẩm chỉ được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thế nhưng, nhiều người đã vì lợi nhuận mà lạm dụng để “tắm” cho các loại quả nhanh chín.
PGS. Vũ Đặng Hoàng, Đại học Dược Hà Nội trao đổi với Zing, carbendazim và tebuconazole là hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, không được sử dụng trong việc thúc chín hoặc ủ để tươi lâu cho trái cây.
Carbendazim phá hủy quá trình tháo nếp gấp của nhiễm sắc thể có thể gây ung thư và vô sinh. Tebuconazol đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt vào danh sách các chất gây ung thư.
Việc ngâm hoặc quét trực tiếp dung dịch đậm đặc lên cuống trái cây, dư lượng hóa chất, đe dọa tính mạng cho người sử dụng. Người thường xuyên ăn sầu riêng nhiễm hóa chất, tế bào sẽ bị đột biến, phát triển khối u. Chất này cũng có thể khiến phụ nữ sinh con quái thai.
Để phân biệt sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua. Sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm tự nhiên. Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì đây có thể là quả bị cắt khi còn non và đã ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín.