Thuượng Toạ Thích Minh Đạo đã lập ra Website: dongyhoc.com với hàng triệu lượt người truy cập. Website này có nhiều nội dung phong phú, như: trang dưỡng sinh, làm đẹp, giới thiệu các bài thuốc gia truyền. Trang mạng Đông Y chia sẽ kiến thức Dinh Dưỡng, Dưỡng Sinh, và Trị Bệnh Mục tiêu của người thầy hành y là dùng mọi cách, mọi thủ thuật, mọi phương pháp để điều trị một cách toàn diện,
Sầu riêng khi nhúng hóa chất sẽ nhiễm lượng kim loại lớn, chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, đặc biệt tăng nguy cơ gây ung thư, vô sinh, sinh con dị dạng…
Có một thực tế, hiện nay, rất ít chủ vườn chờ sầu riêng chín và tự rụng để bán cho người tiêu dùng. Sầu riêng thường được các thương lái thu hoạch theo đợt, gom quả già lẫn quả non, sau đó nhúng vào dung dịch hóa chất để ép chín.
Theo Người Đưa Tin, hóa chất dùng để ngâm sầu riềng chứa carbendazim và tebuconazole, thành phần của phân bón lá. Phân bón lá vốn là các loại sản phẩm chỉ được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thế nhưng, nhiều người đã vì lợi nhuận mà lạm dụng để “tắm” cho các loại quả nhanh chín.
PGS. Vũ Đặng Hoàng, Đại học Dược Hà Nội trao đổi với Zing, carbendazim và tebuconazole là hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, không được sử dụng trong việc thúc chín hoặc ủ để tươi lâu cho trái cây.
Carbendazim phá hủy quá trình tháo nếp gấp của nhiễm sắc thể có thể gây ung thư và vô sinh. Tebuconazol đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt vào danh sách các chất gây ung thư.
Việc ngâm hoặc quét trực tiếp dung dịch đậm đặc lên cuống trái cây, dư lượng hóa chất, đe dọa tính mạng cho người sử dụng. Người thường xuyên ăn sầu riêng nhiễm hóa chất, tế bào sẽ bị đột biến, phát triển khối u. Chất này cũng có thể khiến phụ nữ sinh con quái thai.
Để phân biệt sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua. Sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm tự nhiên. Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì đây có thể là quả bị cắt khi còn non và đã ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín.
Từ củ đến hạt của cây sen đều là thuốc liệu quý trị nhiều bệnh như ho, cảm sốt, mát ngủ, viêm dạ dày, tiểu đường, dạ dày, ung thư…
1. Làm dịu dạ dày
Lá và hạt sen có tác dụng làm giảm nồng nồng độ axit trong dạ dày, chống ợ chua, giúp các vết loét mau lành.
Cách làm: 10 g lá sen sắc cùng 500 ml nước, chia 3-4 lần/ngày. Bạn cũng có thể nấu nhừ 20 g hạt với 5 g đường phèn, dùng 1-2 lần/ngày.
2. Chữa mất ngủ
Trà tâm sen là bài thuốc đơn giản giúp thư giãn thần kinh, chữa mất ngủ, lo âu, hồi hộp.
Cách làm: 2-4 g tâm sen hãm lấy nước uống để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không nên dùng quá 1 tháng.
3. Hạ đường huyết và cholesterol
Lượng kali, magiê và chống oxy hóa lớn làm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Cách làm: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), hoa cúc 4 g, sắc với 500 ml nước, chia 3 lần/ngày.
4. Kháng viêm
Theo các chuyên gia, chất flavonoids và kaempferol, polysaccaride tìm thấy trong sen có công dụng kháng viêm, giảm sưng, cầm máu.
– Trị viêm xoang: Giã nhuyễn 30 g ngó sen, 10 g gừng tươi sau đó đắp lên sống mũi – trán. Khi có cảm giác buồn nôn, chủ động khạc để tống dịch xoang ra ngoài. Thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi hết mủ.
– Cầm máu: 6 g ngó sen, 5 g tua sen (bỏ gạo) sắc với 200 ml nước, uống 3 lần/ngày giúp chữa nôn ra máu cực hiệu quả.
5. Trị mụn, làm đẹp da
Bã nhờn và bụi bẩn bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân gây ra mụn. Đắp mặt nạ từ cánh hoa sen khô, nghiền bột có tác dụng dưỡng da, diệt khuẩn, tiêu viêm, khô cồi mụn, trị thâm. Tinh dầu hoa sen thúc đẩy cơ thể sản xuất melanin, bảo vệ da khỏi tác hại nắng mặt trời.
Cách làm: Trộn 2-3 g cánh hoa sen phơi khô, tán bột mịn cùng 5ml mật ong, dùng hỗn hợp đắp lên da, thư giãn 10-15 phút sau đó rửa mặt với nước lạnh. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.
6. Trị ho
Do đặc tính chống viêm nên trà củ sen hoặc bột hạt sen xay nhỏ kết hợp với mật ong là bài thuốc đơn giản trị ho gió, ho khan, ngứa rát cổ họng.
Cách làm:
– 4-6 lát củ sen khô thêm 500 ml nước, đun sôi hỗn hợp từ 15-20 phút, lọc bỏ bã, uống rải rác trong ngày.
– Trộn đều 5 g bột hạt sen vời 5 ml mật ong, sau đó hấp cách thủy từ 10-15 phút. Dùng hỗn hợp ngậm ho ngày 4-5 lần. 7. Hỗ trợ điều trị ung thư
Hợp chất hữu cơ neferine trong mầm hạt sen có khả năng giúp tiêu diệt và làm cản trở quá trình di căn của các tế bào ung thư. Các chuyên gia hy vọng có thể tách chiết neferine để điều chế thuốc kháng ung thư trong tương lai.
8. Thiếu máu
Cánh hoa sen, gương sen chứa nhiều thành phần có khả năng tái tạo tế bào máu, chữa rong huyết điều kinh ở phụ nữ.
Cách làm:
– Gương sen (đốt tồn tính), hoa phù dung khô (mỗi vị 50 g) tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g với nước cơm để bổ huyết, điều kinh.
– La sen, cánh hoa sen (mỗi vị 20g) sắc cùng 500 ml nước, chia 3 lần/ngày. Thực hiện liệu trình trong 1 tháng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng sen làm thuốc, thực phẩm
– Các bộ phận cây sen đều có chứa một alkaloid, có ảnh hưởng đến tim mạch và an thần. Mọi người nên sử dụng theo định lượng chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để tránh biến chứng như da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, tụt huyết áp…
– Dùng tâm sen đã sao vàng, không sử dụng dưới dạng tươi vì có thể gây ngộ độc.
– Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn hạt sen bởi chất dinh dưỡng có trong sen thể gây đầy bụng, khó tiêu.
– Ngó, củ sen nên chọn mua loại tươi, có màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ…
Vải chứa nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào cùng hợp chất quý như oligonol, hemoglobin, flavonoid… giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và kháng ung thư. Kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thường xuyên ăn vải sẽ giảm được tần suất rủi ro nhồi máu cơ tim. Bởi lượng lớn đồng, hemoglobin, folate, magie trong vải giúp hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu, thúc đẩy lưu thông máu và tăng khả năng oxy hóa của tế bào. Ngoài ra, chất oligonol (R) có trang vải cũng giúp tim khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Theo Mercola, pectin, chất xơ và nước trong vải kết hợp với nhau rất có lợi cho nhu động ruột, duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Giảm đau, kháng viêm
Hợp chất flavonoid trong vải có khả năng chặn đứng quá trình xâm nhập virus gây viêm nhiễm, giảm đau. Ăn vải thường xuyên còn ngăn ngừa các bệnh viêm khớp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo Livestrong, 100 g vải có chứa 71,5 mg vitamin C giúp cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm…
Trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải để phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C. Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất hất flavonoid, polyphenol và các chất chống oxy hóa trong cùi quả vải có tác dụng hạn chế đột biến tế bào, từ đó kháng ung thư.
Giúp xương chắc khỏe
Vải được ví như “nhà máy” cung cấp phốt pho và magie, hỗ trợ xương chắc khỏe. Các chất khoáng dẫn truyền như đồng, mangan, kẽm… còn cải thiện tình trạng giòn xương, tăng cường hiệu quả của vitamin D, hấp thụ canxi. Tăng cường trao đổi chất
Theo Wiki Fitness, hàm lượng chất xơ và vitamin B cao trong vải hỗ trợ hữu hiệu trong quá trình trao đổi chất, làm sạch hệ thống các cơ quan, tế bào bằng cách loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa như đường, chất béo và protein.
Tuy rất tốt cho sức khỏe, ăn quá nhiều vải gây nóng, lưỡi họng đau rát, buồn nôn, mụn nhot… Các chuyên gia khuyến cáo, lượng vải phù hợp cho người lớn khoảng 5-10 quả/ngày và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 2-4 quả/ngày.
Một số bài thuốc từ quả vải (Nguồn clip: Cuộc sống hạnh phúc) Lưu ý
– Các chuyên gia khuyến cáo, vải có khả năng nhiễm nấm độc candida tropicalis nên khi ăn, tuyệt đối không sử dụng những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn, người dân nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
– Vải chứa nhiều đường, khi ăn lúc đói sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm…
– Không ăn quá nhiều vải một lúc: Vì chứa nhiều đường glucoza, ăn nhiều dễ tăng đường huyết đột ngộtm, khiến gan, tụy không chuyển hóa kịp, gây hạ đường huyết.
– Phụ nữ khi mang thai thường xuyên ăn vải dễ gây tiểu đường thai nghén, nóng trong, tang nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng. Đối với trẻ nhỏ ăn nhiều vải sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường, nóng trong, rôm sảy, mẩn ngứa…
Người Mỹ có một câu thành ngữ: “An apple a day keeps the doctor away”, nghĩa là ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không bao giờ phải tới gặp bác sĩ. Câu thành ngữ này nhấn mạnh lợi ích sức khỏe của táo nói riêng, các loại hoa quả và chế độ ăn uống nói chung.
Nhưng bây giờ, có lẽ họ sẽ có thêm một câu: “One egg a day keeps the doctor away”, sau khi một nghiên cứu mới trên tạp chí Heart chỉ ra lợi ích của việc ăn trứng mỗi ngày.
Ăn 1 quả trứng mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc và Vương quốc Anh, dẫn đầu bởi Giáo sư Liming Li và Tiến sĩ Canqing Yu từ Trường Y tế Công cộng, Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Bắc Kinh.
Mục đích của giáo sư Li và cộng sự là điều tra mối liên quan giữa thói quen ăn trứng và sự phát triển của các bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, bất thường nghiêm trọng trong mạch vành, đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Họ sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu đang diễn ra, trong đó bao gồm hơn nửa triệu người trưởng thành trong độ tuổi từ 30 đến 79, sống tại 10 địa phương khác nhau ở Trung Quốc.
Khoảng 416.000 người tham gia không có các vấn đề sức khỏe trước đây như ung thư, bệnh tim và tiểu đường đã được lựa chọn. Trong cơ sở dữ liệu trước đây, các nhà khoa học đã hỏi họ về thói quen ăn trứng. Nghiên cứu theo dõi các đối tượng sau gần 9 năm. (Dữ liệu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2008).
Khoảng 13% số người tham gia cho biết họ ăn trứng mỗi ngày, trong khi 9% không bao giờ hoặc hiếm khi ăn trứng.
Sau quá trình theo dõi, các nhà nghiên cứu ghi nhận được 83.977 người mắc bệnh tim mạch, 9.985 người đã tử vong. Và đã có 5.103 ca bất thường mạch vành nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim.
Kết quả cho thấy những người ăn trứng hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Ăn 1 quả trứng mỗi ngày giúp giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết, 28% nguy cơ tử vong do xuất huyết và 18% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Ở những người ăn 5 quả trứng/tuần, nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng giảm 12%, so với những người ít khi ăn trứng.
Đột quỵ xuất huyết là căn bệnh xảy ra khi động mạch trong não bị vỡ, dẫn đến chảy máu và tử vong. Nó phổ biến ở Trung Quốc so với ở các nước thu nhập cao. Trong khi đó, bệnh tim thiếu máu cục bộ, xảy ra khi máu chảy vào cơ tim giảm dẫn đến tắc nghẽn động mạch vàng, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở hầu hết các nước phương Tây.
Những người ăn 5 quả trứng/tuần giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ
Từ trước đến nay, trứng vẫn là một loại thực phẩm gây tranh cãi. Chúng là một nguồn cholesterol chính trong chế độ ăn uống, nên nhiều người quan niệm rằng ăn trứng nhiều là không tốt.
Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy trứng thực sự giúp tăng lượng cholesterol "tốt", còn gọi là lipoprotein mật độ cao (HDL), một thành phần quan trọng trong tất cả các tế bào của chúng ta. Các cholesterol tốt HDL giúp loại bỏ các dạng cholesterol có hại khác khỏi máu.
Trứng cũng chứa nhiều protein, vitamin, và các thành phần hoạt tính sinh học như phospholipid được tìm thấy trong tất cả các màng tế bào. Một quả trứng cũng chứa 35% lượng choline hàng ngày được khuyến cáo cho bạn, đó là một chất dinh dưỡng quan trọng cho não, liên quan đến chức năng nhận thức, và có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh Alzheimer.
Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như cholesterol, melatonin, acid béo omega-3, polysaccharid, selen có khả năng đẩy lùi bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư… Tuy nhiên, nếu ăn tôm không đúng cách có thể gây nguy hiểm tính mạng. Dưới đây là 5 sai lầm khi ăn tôm gây hại cho sức khỏe: Ăn vỏ, mắt tôm
Vỏ tôm chứa nhiều kitin gây cản trở quá trình tiêu hóa, tăng nguy cơ hóc dị vật. Ngoài vỏ, nhiều người còn ăn mắt tôm vì cho rằng “ăn gì bổ nấy”.
Các chuyên gia khuyến cáo, chưa có nghiên cứu chứng minh mắt tôm chứa các dưỡng chất tốt cho thị giác. Do đó, mọi người phải hết sức thận trọng khi ăn, tránh bị hóc.
Ăn tôm tái, sống
Tôm và các loại hải sản sống chứa nhiều kí sinh trùng. Đặc biệt, tôm không tươi còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ tiêu chảy, lạnh bụng, khó tiêu, giun sán…
Chế biến cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm chứa asen hóa trị 5 (hợp chất hữu cơ ít gây độc). Khi chế biến tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C như dứa, chanh, cam… asen hóa trị 5 sẽ chuyển hóa thành asen hóa trị 3 (thạch tín) rất độc, có thể gây chết người.
Ăn quá nhiều tôm
Tôm chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, photpho, acid béo, canxi, các chất khoáng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cơ thể tiêu thụ qúa nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy…
Uống bia khi ăn tôm
Lưu ý: – Những người bị dị ứng hải sản hoặc tôm không nên ăn dễ dẫn tới nổi mề đay, đau bụng, sốt cao…
– Người bị ho dai dẳng tránh ăn tôm.
– Ngoài ra những người bị tiêu chảy, đau mắt đỏ cũng kiêng ăn tôm.
Hành tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên chúng sẽ thành chất độc gây nguy hiểm sức khỏe khi kết hợp với tôm, mật ong, thịt cóc, cá… 1. Tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate.
2. Mật ong
Các chuyên gia y tế cho biết, axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, sẽ sản sinh chất độc, gây tổn hại cho mắt, thậm chí mù lòa.
3. Cá
Cá giàu protein kết hợp cùng hành tây sẽ khiến cho axit oxalic bị phân giải. Protein trong cá kết tủa và lắng đọng xuống dạ dày, làm giảm giá trị dinh dưỡng và dẫn tới khó tiêu. 4. Rong biển
Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
5. Thịt cóc
Các chuyên gia cảnh báo, không nấu hay ăn chung thịt cóc với hành tây vì 2 loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ sinh độc và gây hại cho sức khỏe.
Trường hợp lỡ ăn thịt cóc nấu với hành tây, nên sắc 50 g rau mã đề lấy nước uống để giải độc. Lưu ý khi ăn hành tây:
– Để đảm bảo sức khỏe và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, mọi người nên ăn sống hoặc trộn salad.
– Không nên ăn quá nhiều hành tây vào cùng một thời điểm.
– Những người bị đau mắt đỏ, phụ nữ có thai, sinh lý yếu, huyết áp thấp, bệnh dạ dày, da… không nên ăn hành tây.
Khi bị chó tấn công, mọi người không nên chủ quan, cần sơ cứu và đi tiêm phòng để ngừa bệnh dại. Dưới đây là 3 bước sơ cứu và lưu ý khi bị chó cắn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Đến đầu tháng 5/2018, toàn quốc ghi nhận hơn 20 ca tử vong. Đặc biệt, tuần từ 21-28/5, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) ghi nhận thêm 2 bệnh nhi chết do chó dại cắn. Cả 2 trường hợp đều chủ quan không đi tiêm phòng.
Năm 2017, cả nước ghi nhận 63 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trước đó, năm 2016, cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại, tăng 17 % so với năm 2015.
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, thực trạng trên rất đáng báo động, bởi bệnh dại là căn bệnh hoàn toàn có thể khống chế được, theo Khám Phá.
Bệnh dại gây ra bởi virus, lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại sang người thông qua vết cắn, vết trầy xước. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus di chuyển theo dây thần kinh tiến tới tủy sống và não, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động ở người bệnh.
3 bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn Làm sạch
Thuốc sát trùng
Cầm máu
Trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu. 15 phút sau khi bị chó cắn, nếu máu vẫn tiếp tục chảy, đặt gạc y tế lên vết thương và băng lại. Nếu vết thương vẫn chảy nhiều máu, bạn nên nâng cao vùng bị thương để cầm máu.
Sai lầm khi bị chó cắn làm tăng nguy cơ mắc dại Phòng dại bằng Đông y
Hiện nay, không hiếm các trường hợp sau khi bị chó dại cắn đến nhờ thầy lang đắp thuốc hoặc tự chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian.
Việc này khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn trong khi mnguy cơ dại vẫn rình rập. Do đó, an toàn nhất bạn nên đến kiểm tra, tiêm phòng tại cơ sở y tế.
Chủ quan vì chó nhà
Không tiêm phòng
Việt Nam đã có vắc-xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do chủ quan, thiếu hiểu biết, không xử lý và điều trị kịp thời sau khi bị chó cắn. Cách phòng, chống bệnh dại và chó cắn – Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ.
– Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại. Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
– Không tiếp xúc với con vật, di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virus dại sang người, lây lan dịch.
– Báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
– Không đùa nghịch với chó. Giữ khoảng cách an toàn với cho đặc biệt là trẻ em.
– Khi bị chó cắn, bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu trên, tiêm phòng vắc-xin phòng dại. Theo dõi động vật 10-15 ngày.
Nhiều thầy thuốc ví đậu đỏ như một “thần dược” cho sức khỏe của tim, giúp cơ thể thanh lọc độc tố, tiêu viêm. Với chị em phụ nữ, đậu đỏ là bảo bối để giảm cân an toàn và bổ dưỡng thần sắc, an thai thông sữa.
Theo Đông y, xích tiểu đậu vị ngọt chua, tính bình, vào 2 kinh tâm và tiểu tràng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sưng tấy, rút mủ, cầm máu. Chủ trị phù thũng, nhiệt miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, bệnh ngoài da, chữa suy nhược cơ thể, tốt cho phụ nữ mang thai, giúp tiêu phù, lợi tiểu tiện… Các thầy thuốc vẫn dùng đậu đỏ trong các bài thuốc bồi bổ cho cơ, bổ tỳ (lá lách), hỗ trợ dạ dày, loại trừ bệnh lạnh trong, bài tiết mủ, thông sữa cho bà bầu…
Nhìn từ góc độ y học hiện đại, đậu đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, sắt và nhiều vitamin nhóm B (B1, B6), chất xơ. Ngoài việc dùng chế biến các món ăn bổ máu, bổ tim, đậu đỏ còn có tác dụng làm đẹp rất hiệu nghiệm.
Dưới đây là một số công dụng và cách dùng phổ biến của đậu đỏ. 1. Dưỡng tim bổ huyết
Thời xưa Lý Thời Trân gọi đậu đỏ là “ngũ cốc của tim,” để nhấn mạnh công dụng dưỡng tim của đậu đỏ. Đậu đỏ vừa có thể chữa bệnh Tâm Hỏa (Đông y chỉ chứng bệnh lòng phiền, miệng khát, mạch nhanh, đầu nhức), cũng có thể cải thiện chức năng hoạt động của tim. Trong đậu đỏ cũng chứa rất nhiều chất sắt, giúp hành khí bổ huyết, rất thích hợp cho tim huyết, giúp cho chân tay không còn bị lạnh vào mùa đông. 2. Tốt cho tỳ vị
Đậu đỏ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, hấp thụ của tỳ vị. Do đó người nào có thể trạng suy yếu thì mùa đông nên bồi bổ cho cơ thể, dự trữ tốt dinh dưỡng cho mùa đông. Thì năm sau mới có sinh lực, khỏe mạnh và không xuất hiện bệnh tật. 3. Trị bệnh phù
Trong đậu đỏ có chứa rất nhiều kali, ngoài ra ở lớp vỏ của đậu đỏ có chứa saponin có tác dụng lợi tiểu rất hiệu quả. Đậu đỏ có tác dụng rất tốt giúp cải thiện chức năng thận. Chức năng thận suy yếu là nguyên nhân chính khiến cho mặt và chân bị phù, do đó để chữa bệnh phù thũng thì đậu đỏ là lựa chọn tối ưu. 4. Trừ bỏ bệnh lạnh trong và giải nhiệt
Đối với người có cơ thể bị lạnh, dịch nước không thể lưu thông cùng khí huyết, mà ngưng lại ở trong tế bào cơ thể, khiến cho cơ thể bị trướng lên. Mà trong đậu đỏ có chứa rất nhiều vitamin B, chất sắt, protein, chất béo, đường, canxi, niacin… Giúp lợi tiểu thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Có thể dùng đậu đỏ riêng lẻ một mình hoặc kết hợp đậu đỏ với các thực phẩm, vị thuốc trong các trường hợp sau: 1. Trị viêm thận cấp tính
Đậu đỏ 60g, cá chép 1 con, bí đao 500g, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày. 2. Trị phù thũng, tiểu tiện không thông
Đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày. 3. Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần
Đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước. 4. Trị viêm tiểu cầu thận
Đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 – 3 tháng). 5. Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt
Đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước. 6. Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe
Đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng. 7. Trà đậu đỏ bí đao giảm béo
Nguyên liệu: Đậu đỏ 200g, bí đao 100g, một ít muối.
Trước tiên ngâm đậu đỏ trong nước 30 phút, sau đó đun sôi trong khoảng 1 lít nước. Lấy bí đao cắt nhỏ (hình tăm), sau đó đun cùng đậu đỏ khoảng 30 phút, cho đến khi đậu đỏ chín là được. Sau đó ngâm khoảng 10 phút, cho thêm ít muối. Bạn có thể uống sau mỗi bữa ăn, và nên duy trì ít nhất 2 tuần.
Nước đậu đỏ và bí đao có tác dụng chữa bệnh phù thũng hiệu quả, là phương thức giảm béo phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Cũng là phương thức giảm béo an toàn hiệu quả, không có tác dụng phụ.
Không phải ngẫu nhiên ông cha ta thường nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Những công dụng hữu ích của nó với cơ thể thực sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể chất khỏe mạnh, sẵn sàng đón nhận sự oi ả nóng bức của mùa hè.
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, cùng họ với củ nghệ được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi và Úc. Hợp chất chính của gừng là zingiberene có chứa gingerols. Theo các nhà khoa học, vị cay của gừng có liên quan đến các hợp chất capsaicin và piperine. Chính những thành phần tuyệt vời này làm cho nó trở nên đa năng và có ứng dụng rộng rãi.
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn làm giảm nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng vừa là vị thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Theo Đông y gừng có vị cay tính ấm, chống viêm, tản phong hàn, chữa đờm, trị ho, trừ nôn mửa, giải độc, ngăn chặn lây lan, xua tan nhiệt, vừa là thực phẩm vừa là thuốc quý. Trên lâm sàng có thể điều trị các bệnh về cảm phong hàn, dạ dày lạnh, buồn nôn… Và dưới đây là những lý do gừng là món ăn không thể thiếu được trong mùa hè. 1. Kích thích sự thèm ăn
Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ăn một vài lát gừng trước bữa ăn sẽ có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana có tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
2. Trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang mũi thông suốt, long đờm, phòng chống gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh. 3. Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khỏe mạnh khác.
4. Khử trùng khử độc
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu. 5. Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỉ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
6. Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tạp chí Nông nghiệp và hóa thực phẩm của Mỹ có đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan về tác dụng tuyệt vời của gừng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do nhiễm khuẩn. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn E. coli gây ra.
Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn E. coli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
Gừng tuy thật tốt, nhưng cũng không vì thế mà quá lạm dụng. Không nên ăn quá 4 g gừng mỗi ngày. Một số người như phụ nữ mang thai, người đang dùng các loại thuốc khác, bị rối loạn về máu… cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn dùng gừng thường xuyên.
Nữ sinh 22 tuổi đ,ột t,ử vào sáng sớm, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do thói quen nhiều người mắc phải
Hiện nay, người bị đ.ộ.t t.ử ngày càng nhiều, tần suất xuất hiện ở người trẻ cũng cao hơn. Một trong những lý do là vì những người trẻ tuổi ít khi nghĩ đến nguy cơ đ.ộ.t t.ử nên càng không có tâm lý đề phòng.
Gần đây, truyền thông có đưa tin về một cô gái 22 tuổi bị đ.ộ.t t.ử ngay tại phòng tắm. Một giờ trước cô vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng một giờ sau đã âm dương cách biệt. Vậy, nguyên nhân gây nên c.á.i c.h.ế.t bất ngờ này là gì?
Cô giái 22 tuổi này họ Trình. Cô có thói quen nhịn tiểu, mặc dù nửa đêm buồn tiểu nhưng lại cố ngủ thêm rồi chờ đến sáng hôm sau mới đi vào nhà vệ sinh để bài tiết ra. Gần đây, khi đang dò dẫm bước vào nhà vệ sinh thì cô bị đ.ộ.t t.ử và c.h.ế.t ngay tại phòng tắm.
Người mẹ đi mua đồ ăn sáng nhưng chờ mãi không thấy con gái đi ra khỏi phòng. Sau đó, mẹ cô tìm thấy cô khi đang mặc bộ đồ ngủ và nằm lịm trên nền nhà tắm.
Cô được đưa đến bệnh viện trong tình trạng quá muộn, không còn thở và tim đã ngừng đập. Cuối cùng bác sĩ chẩn đoán cô bị đ.ộ.t t.ử do nhịn tiểu. Tại sao vậy?
Theo các chuyên gia Y Tế, những người có tiền sử bị cao huyết áp thì việc nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng. Kết quả là người bệnh sẽ dễ bị xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đ.ộ.t t.ử.
Trong trường hợp của cô gái, do nhịn tiểu quá lâu nên khi bài tiết làm hệ thần kinh rất hưng phấn khiến đi tiểu ra máu. Thêm nữa, sau khi thức dậy vào buổi sáng là lúc rất dễ bị tụt huyết áp, nhịp tim chậm gây thiếu máu lên não. Vì vậy khi đi tiểu tiện cô đã bị ngất đi. Do không được cấp cứu kịp thời nên nhịp tim không phục hồi được và gây ra đ.ộ.t t.ử.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị đ.ộ.t t.ử trong nhà vệ sinh ngày càng cao. Vì vậy, mỗi người cần chú ý, nếu một người xuất hiện tình huống bất thường trong nhà vệ sinh thì cần phải cấp cứu ngay lập tức. Dưới đây là những tình huống có thể phát sinh khi ở trong nhà vệ sinh: 1. Đ.ộ.t q.u.ỵ
Một số người già thường bị táo bón, hoặc mắc phải bệnh huyết áp. Nếu thấy người già đi vào nhà vệ sinh lâu không thấy đi ra thì cần phải gõ cửa hỏi thăm. Bởi vì táo bón sẽ khiến áp lực mạch máu tăng lên và có khả năng gây ra xuất huyết não ngoài ý muốn. 2. Tụt huyết áp
Khi đói, lượng đường huyết của cơ thể ở mức thấp nhất, không thể đáp ứng được việc tiêu hao nhiệt lượng cần thiết trong quá trình tắm. Vì vậy, vệ sinh cơ thể ở thời điểm này có thể khiến bạn hạ đường huyết, thậm chí ngất xỉu.
Hình minh họa 3. Cảm mạo, ngất
Mùa hè nhiều người chọn tắm vào ban đêm cho mát. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Tắm đêm dễ làm bạn bị cảm mạo nhiều nhất. Ngoài ra việc tắm đêm dù bạn có sử dụng nước nóng tắm nhưng cũng sẽ vẫn gây ra nhiều tác hại.
Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng t.ử v.o.n.g là rất cao.
Hình minh họa 4. Đ.ộ.t t.ử
Bệnh này thường xuất hiện vào sáng sớm bởi vì lúc này huyết áp thấp, lượng đường trong máu giảm, lúc này nếu như đi một lượng lớn nước tiểu sẽ dễ sinh ra ngất. Nếu không cứu giúp kịp thời thì có thể gây ra đ.ộ.t t.ử.
Chúng tôi xin chia sẻ thông tin để quý Phật tử và Đồng Hương biết và phát tâm chung tay đóng góp. Chân thành cảm niệm công đức và tán dương tấm lòng vàng của quý Phật tử. Kính chúc quý vị cùng toàn thể gia quyến thân tâm an lạc, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý.Tuỳ hỷ Công Đức cúng dường TỰ VIỆN MINH ĐĂNG QUANG.
Trụ Trì Trung Y Sư Thích Minh Đạo: 191 E. Frederick St, Binghamton, NY. 13904 thayminhdao@yahoo.com
Ung thư cổ tử cung là loại chiếm tỷ lệ cao nhất nhì trong các loại bệnh ung thư của phái nữ, tuổi phát bệnh thường trên 40 tuổi, có quan hệ ...
QUY ĐỊNH KHI KHÁM BỆNH TỪ XA
QUY ĐỊNH KHI KHÁM BỆNH TỪ XA
Muốn khám bệnh theo Tây Y phải có xét nghiệm, theo Trung Y (Tứ Chẩn) Vọng Văn Vấn Thiếc (bắt mạch) khám bệnh từ xa phải dùng máy đo huyết áp 2 tay lấy 3 số: Tâm thu/ tâm trương- nhịp tim trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, số đo đường huyết khi đói và sau khi ăn 30 phút, nếu cần thiết phải có số đo Huyết áp 2 chân.
Giới tính
Cân nặng
Chiều cao
Tuổi
Trước khi ăn
Huyết áp tay trái
Huyết áp tay mặt
Sau khi ăn
Huyết áp tay trái
Huyết áp tay mặt
Diễn tả chứng trạng và bệnh trạng
Nếu không đo được các tham số trước khi ăn thì cũng phải có số đo- thời điểm sau khi ăn.
Không có bắt mạch được và các tham số đó huyết áp hai tay thì không thể chẩn bệnh theo đông y được.
Nếu chỉ dựa theo chứng chúng ta khó mà xác định bệnh được, không khác gì mấy " thầy bói mù xem voi".
Ví dụ một bệnh đau đầu do nhiều nguyên nhân: đau do HA cao, HA thấp, do phong hàn, phong nhiệt, do dạ dày, do gan, do thận- bàng quang....v, v
Thưa các bạn..có một số bạn muốn đưa các ca bệnh nặng về núi... xin trao đổi như sau:
1. Mùa dịch nên Tự Viện Minh Đăng Quang không tiếp thêm bệnh nhân mới. theo qui định của các cơ quan chức năng.