Cuộc sống căng thẳng, ăn không đúng bữa, nhai sơ, nuốt vội vàng… là một nguyên nhân chính gây gia tăng bệnh đau dạ dày trong xã hội hiện đại. Nhiều người dù chữa rất nhiều lần mà không khỏi dứt, nhưng chỉ đơn giản với loại rau họ cải này sẽ giúp bạn giải toả cuộc sống khỏi những cơn đau vô tình.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh đau (viêm loét) dạ dày thường chỉ thoáng qua như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi vì hệ tiêu hóa làm việc không tốt trong giai đoạn này. Những triệu chứng không rõ rệt này thường rất khó phân biệt với các bệnh tiêu hóa khác, dẫn đến mọi người có tâm lý chủ quan và bỏ qua. Thậm chí khi đã phát hiện thì đây cũng là căn bệnh rất khó chữa và có thể dễ dàng tái phát.
Trong bắp cải tươi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là vitamin U có khả năng chữa lành khá mau chóng các ổ loét, do đó bắp cải được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dày và ruột.
Cách làm nước ép bắp cải chữa đau dạ dày
- Bóc từng lá, không bỏ lá xanh, rửa nhiều lần nước cho sạch.
- Dọc đôi từng lá theo sống lá, chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước.
- Dùng bàn ép, ép lấy nước, bỏ bã.
Thông thường, một kg bắp cải cho từ 500-700ml nước ép có màu vàng xanh, vị thơm ngọt, hơi hăng hắc. Nếu không có bàn ép, sau khi chần rau, bạn có thể cho vào cối sạch giã nát, sau đó lấy gạc sạch lọc lấy nước, mỗi một kg sẽ cho 350-500ml. Nước ép nếu không được bảo quản tủ lạnh sẽ nhanh thiu vì trong bắp cải có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần uống, khoảng 200-250ml/lần, uống thay nước.
Bạn có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Nhiều trường hợp loét tá tràng 14-20 năm đã được chữa lành. Tuy nhiên, những ổ loét quá sâu, tác dụng sẽ giảm. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày và tá tràng khác.
Đau dạ dày: những thực phẩm không nên dùng
Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.
Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…
Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.
Đồng thời bạn cũng nên giữ tâm thái bình ổn, cân bằng tốt công việc và gia đình, hãy tự cho mình những giây phút tự do hoặc theo đuổi sở thích cá nhân để cho cuộc sống của bạn thêm màu sắc tươi mới.