Có không ít người đề xướng mỗi ngày vào buổi sáng uống canh rau quả bài độc. Trên lâm sàng cũng có những người uống đến gần nửa năm rồi, xem mạch phát hiện mạch tượng lục phủ ngũ tạng của những người đó toàn bộ là hư hàn, đồng thời không có lợi cho dưỡng sinh.
Người ăn chay thông thường dễ sản sinh thể chất hư hàn. Thể chất hư hàn chính là thể chất tính hàn kèm theo hư chứng. Hàn chứng bao gồm sợ lạnh, tứ chi lạnh như băng, hay tiêu chảy, tiểu nhiều, kinh nguyệt đến muộn hoặc kinh nguyệt có huyết khối (máu cục), đau bụng dưới (dưới rốn vị trí bên trái hay bên phải đau), màu nước tiểu nhạt như nước; mà hư chứng biểu hiện ra là thân thể mệt mỏi, tay chân không có lực.
Đông y giảng âm dương cân bằng, thể chất hư hàn không thể dùng thực phẩm hoặc thuốc hàn lạnh; thể chất thực nhiệt không thể dùng thực phẩm hoặc thuốc cay nóng.
Thực phẩm tính mát nên ăn ít
Bệnh nhân thể chất hư hàn không thích hợp dùng thực phẩm tính mát, ví như lê, dừa, dưa hấu, cam đào, củ cải trắng, bắp cải, đậu phụ… Ngoài ra, đồ uống như trà xanh, cà phê… mặc dù là tính nhiệt, cũng thuộc về thực phẩm tính hàn, bệnh nhân thể chất hư hàn nên dùng ít hoặc không dùng. Một số loại rau quả dưới đây, kiến nghị không nên ăn nhiều:
1. Dưa vàng (dưa lưới): Tính hàn, vị ngọt, có thể lợi tiểu tiện, chỉ khát, trừ phiền nhiệt, phòng thử khí, sinh tân chỉ khát. Nhưng mà, dưa vàng tính hàn, người bị trướng bụng, tiêu chảy, ho do lạnh, bệnh tê phù Beriberi cho đến vàng da không được ăn nhiều.
2. Atiso đỏ (hồng hoa): Tính hàn mát, vị ngọt chua. Vốn có công dụng lương huyết, tuy là tốt nhưng không phải người nào cũng thích hợp để dùng.
3. Củ cải đường: Tính bình hơi hàn, vị đắng, có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, chỉ khái hóa đàm, thuận khí lợi niệu, thanh nhiệt giải độc… Mặc dù là vậy, dùng nhiều dễ bị tiêu chảy, đau bụng; phụ nữ dễ có khí hư (bạch đới).
4. Thanh long: Tính mát, vị ngọt. Người thể chất hư hàn, không nên ăn quá nhiều thanh long. Sau bữa trưa uống chút nước ép thanh long tương đối phù hợp, nhưng phụ nữ đang hành kinh không nên dùng.
Thực phẩm bổ hư bổ khí là thực phẩm tốt
Đối với người ăn chay thể chất hư hàn có thể ăn nhiều một số thực phẩm tính vị ngọt ấm, bổ khí, thực phẩm tham khảo dưới đây:
1. Nghệ: Sắc vàng nhập tỳ, kiêm nhập kinh can, có thể trừ phong tiêu thũng, lý khí trong huyết (huyết trung chi khí), hạ khí phá huyết, trị trướng khí huyết tích, sản hậu ứ đình bụng đau, tổn thương do ngã hay bị đánh, thông kinh nguyệt…
2. Liên tử (hạt sen): Tính vị ngọt ấm mà chát, thuộc loại thực phẩm tương đối ôn ấm. Trẻ em nếu tiêu hóa không tốt, khẩu vị không tốt không muốn ăn, tiêu chảy, trướng bụng, ăn hạt sen là rất tốt.
Trước đây trong cung đình, Ngự y thường dùng liên tử để chuẩn bị điểm tâm cho Từ Hy Thái Hậu. Liên tử đối với tiêu hóa trường vị rất giúp ích, mà trường vị tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Liên tử còn có công dụng trấn tĩnh an thần, có thể trị mất ngủ, nhưng liên tử vốn có tác dụng thu sáp, do đó người táo bón không thể ăn nhiều.
3. Quả óc chó: Lý Thời Trân triều Minh trong Bản Thảo Cương Mục nói tới: Hạnh đào nhân “bổ ích dưỡng huyết, nhuận táo hóa đàm, ích mệnh môn, xử tam tiêu, ôn phế nhuận tràng”. Nhân óc chó hàm chứa vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, do đó có thể bổ thận thông não, ích trí huệ.
4. Hạt dẻ: Bổ thận, ích trường vị. Hạt dẻ hàm lượng đường tương đối cao, do đó cần tránh ăn quá nhiều hạt dẻ, đặc biệt là người bệnh tiểu đường, để không ảnh hưởng sự ổn định đường huyết.
5. Lạc: Bản Thảo Cương Mục ghi chép: “Đậu phộng rang chín cay thơm, cay có thể nhuận phế, thơm có thể thư tỳ tiến thực, tốt cho người”. Có thể rang ăn, nếu sợ ăn rang hỏa khí lớn, thì dùng nấu luộc.
Sử dụng lượng thích hợp đậu phộng dễ có cảm giác no, có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm cân. Cũng có nghiên cứu phát hiện, buổi sáng ăn chút đậu phộng lượng thích hợp có thể ổn định đường huyết.
6. Khoai lang: Bản Thảo Cương Mục có ghi “khoai lang ngọt bổ hư, kiện tỳ khai vị cường thận âm”, còn có ý kiến nói là người vùng biển ăn khoai lang thì sống thọ. Khoai lang giàu protein, tinh bột, pectin, chất xơ, axit amin, vitamin cho đến nhiều loại khoáng chất, có tác dụng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa phế khí thũng, bệnh tiểu đường, giảm béo…