Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Cô gái cắn răng chịu bệnh, ai ngờ phát hiện tiên dược, chữa được chứng nan y cho bao người


Gọi là Ở hiền gặp Phật hay chuột sa hủ gạo… cũng được. Bài thuốc nổi tiếng từ Bạch Hoa xà chuyên trị bệnh phong đã được phát hiện ra một các thần kỳ.
Trước đây rất lâu, ở một vài nơi vùng phía Nam Trung Quốc còn tồn tại một loại phong tục rất đặc biệt. Khi thiếu nữ trẻ bị mắc bệnh ma phong (phong, hủi, ngày nay gọi là bệnh Hansen), cha mẹ cô ta liền dùng tiền kén một chàng trai về ở rể, thông thường là chàng trai độc thân, mồ côi không nơi nương tựa. Họ hy vọng thông qua việc lập gia đình sẽ chuyển bệnh của con gái cho người con rể kém may mắn này. Đây gọi là “mại phong” hoặc là “mại ma” (bán đi bệnh phong).
Cách làm này tất nhiên là không có căn cứ y học, bởi vì sau khi thông qua tiếp xúc giữa hai người, người nam có thể bị lây bệnh phong sang, nhưng người nữ lại không chắc là khỏi bệnh.
Có một câu chuyện cảm động lòng người đã khiến cho phong tục này đoạn dứt hẳn.
Trong quán rượu nhà nọ con gái của ông chủ vừa mắc bệnh phong, ông chủ dùng tiền mua về một chàng trai độc thân nghèo đến mức không có cơm để ăn, chuẩn bị “bán ma phong” cho anh ta. Nhưng cô gái này lại là một cô nương có tâm lương thiện, không muốn đem đau khổ và bệnh nguy hiểm chết người của bản thân truyền sang người khác. Trong đêm tân hôn, cô lấy tiền vàng mà cha cô chuẩn bị cho cả hai đưa hết cho vị hôn phu, để anh ta trốn ra từ cửa sau.
Người cha sau khi biết được, tức muốn chết, đem nàng nhốt vào hầm chứa rượu lâu năm, đồng thời cấm người mang cơm nước đến cho cô, định bỏ đói cho đến chết. Nàng ở trong hầm đói đến hoa mắt váng đầu, đành phải lấy muôi múc lấy rượu trong một cái vò rượu lớn bên cạnh mình để uống.

Người con gái bị nhốt dưới hầm rượu dùng rượu để sống qua ngày. (Ảnh minh hoạ)

Tục ngữ nói “tửu trung hữu thực”, rượu làm từ gạo, uống nhiều rượu có thể ăn ít cơm.
Nàng cứ như vậy đến khi nào đói khát liền uống rượu. Một quãng thời gian sau, ông chủ đoán chừng nàng sớm đã chết đói, nên kêu người mua quan tài vào hầm rượu để làm hậu sự. Kết quả phát hiện nàng chẳng những chưa chết mà bệnh phong cũng đã khỏi mất. Ông chủ sai người đem vò rượu lớn đó đổ ra kiểm tra tất cả những gì còn lại trong đó, dưới đáy vò phát hiện thì ra là xác một con Bạch Hoa xà.
Từ đó về sau, người ta hay dùng rượu ngâm Bạch Hoa xà để trị bệnh phong, hiệu quả trị liệu vô cùng hay.

Từ đó về sau, người ta hay dùng rượu ngâm Bạch Hoa xà để trị bệnh phong, hiệu quả trị liệu vô cùng hay. (Ảnh minh họa: caythuoc.org)

Bởi trong lòng có thiện niệm, cô gái chẳng những cứu được tính mạng của mình, mà còn đã tạo phúc khi tìm ra được một loại kỳ dược cho những người đồng bệnh đời đời hậu thế về sau.
Năm phát sinh cố sự này vào thời nhà Đường hoặc trước đó, trong bài thơ “BỔ XÀ GIẢ THUYẾT” (Lời người bắt rắn), đã ghi chép rõ ràng về việc dùng Bạch Hoa xà chữa bệnh phong:
“Vĩnh Châu chi dã sản dị xà,
 Hắc chất nhi bạch chương, …… ,
 Khả dĩ dĩ đại phong, loan uyển, lậu, lệ.
 Khứ tử cơ, sát tam trùng.”
Ý là:
Đồng Vĩnh Châu có giống rắn lạ,
Thân đen vằn trắng
Trừ được đại phong, loan uyển, lậu, lệ.
Cứu được bệnh hiểm, diệt được ung sang. (Trương Củng phỏng dịch)
“Đại phong” chính là ma phong mà hiện nay nói tới. Còn Bạch Hoa xà khi đó đã là vị thuốc nổi tiếng và quý giá, hội bắt rắn thường được quan phủ khuyến khích, cũng cho phép họ có thể giao nạp Bạch Hoa xà ứng thay cho thuế thân hàng năm.
Theo các ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, Bạch Hoa xà còn gọi là Kỳ xà, được lấy tên do rắn này ở Kỳ Châu (huyện Nam, Kỳ Xuân, tân Hồ Bắc) là tốt nhất. So với các loại rắn khác, rắn này có rắt nhiều chỗ độc đáo đặc biệt: mũi của các loài rắn đều hướng xuống dưới, còn mũi của loài này cong lên trên (cho nên còn có tên là “Khiên Tị xà” – rắn mũi hếch ); rắn bình thường chết hai mắt lõm lại, nhưng xác Kỳ Xà dù cho khô kiệt cũng “nhãn quang bất hãm”, đầu rồng miệng hổ, mình đen hoa trắng. Mặt lưng có 24 phiến vẩy xếp thành các khối đốm dạng quả trám vuông màu xám trắng, sườn có đốm tràng hạt, đuôi như một ngón tay Phật, dài 1 – 2 phân. Ruột hình như chuỗi hạt

Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục”, Bạch Hoa xà còn gọi là Kỳ xà, được lấy tên do rắn này ở Kỳ Châu (huyện Nam, Kỳ Xuân, tân Hồ Bắc) là tốt nhất. (Ảnh: chilture.com)

Loài rắn này cực độc, nên còn có tên là Ngũ Bộ xà (chưa đi khỏi năm bước đã chết), thích cắn vào chân người. Thuốc dùng chủ trị các chứng phong, trong đó bao gồm: khẩu nhãn oa tà (liệt mặt), bán thân bất toại (liệt nửa người), đại phong (ma phong), ghẻ lở, bạch điến phong (lang ben), phá thương phong (uốn ván), tiểu nhi cấp mạn kinh phong (co giật), bệnh giang mai v.v. Rượu “Tần Hồ Bạch Hoa Xà” do Lý Thời Trân sáng chế chuyên trị chứng bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, lại thu nhận và sử dụng thêm “tam xà dũ phong đan” để chủ trị ma phong. Trong phương đan này ngoài Bạch hoa xà ra còn có Hắc sơn xà ( ô sao xà) và hổ mang đất. [1][2]
Hùng Hoàng
Chú thích:
[1] Lý Thời Trân: bộ động vật có vảy, quyển 43, Bản thảo cương mục.
[2] Cao Học Mẫn: <<Trung dược học>>, “Trung y dược học cao cấp tùng thư”, bản đầu in ấn lần thứ 2, tháng 4 năm 2001, nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh phát hành.