(PLO)- Lê không chỉ có mùi vị đặc biệt, thơm ngon, mát mà còn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Quả lê có khả năng chống lại bệnh mãn tính bằng cách cung cấp chất chống ôxy hóa cho cơ thể, đồng thời hàm lượng chất xơ cao trong chúng còn có thể làm giảm cholesterol, ngoài ra trong loại hoa quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất... Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyên bạn mỗi ngày nên ăn một quả lê để có những lợi ích tuyệt vời sau đây, theo Boldsky.
1. Chất xơ cao
Lê bao gồm hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này sẽ cung cấp cho bạn 25-30 g chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái.
Chất xơ còn giúp giải độc hệ thống, điều hòa lượng cholesterol, cải thiện ruột và sức khỏe tiêu hóa.
2. Cải thiện tiêu hóa
Sự hiện diện của hàm lượng chất xơ trong lê có tác dụng làm giảm khả năng táo bón, tiêu chảy và phân lỏng. Trong một quả lê cung cấp 18% yêu cầu hằng ngày của chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định. Lê cũng giúp kết dính các chất gây ung thư và các gốc tự do trong đại tràng và bảo vệ cơ quan khỏi các tác động gây hại.
3. Giảm cân
Đây là một trong những loại trái cây có hàm lượng calo thấp và chứa đường tự nhiên. Một quả lê chỉ có khoảng 100 calo, đủ để bạn giảm cân. Nếu bạn đang cố gắng để giảm cân, hãy tiêu thụ lê trong chế độ ăn uống bởi vì nó sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn hàm lượng chất xơ và năng lượng vì chất xơ sẽ giữ cho dạ dày được "đầy đủ" trong một khoảng thời gian dài.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Lê chứa hàm lượng Vitamin C, một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ chống lại các tổn thương gốc tự do và giảm mệt mỏi, suy nhược. Vitamin C là cần thiết để bảo vệ ADN, duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, sửa chữa tế bào và ngăn chặn đột biến tế bào. Nó cũng có tác dụng chống lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
5. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Lê có khả năng làm giảm tỉ lệ bệnh tim. Các chất chống ôxy hóa có trong lê có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng hỗ trợ trong việc giữ cho động mạch hoạt động rõ ràng, giảm viêm và mức ôxy hóa cao.
Theo một nghiên cứu công bố năm 2007 trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, những loại quả có sắc tố xanh và vàng (bao gồm cả quả lê) sẽ làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh, lượng chất xơ dồi dào trong trái lê có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong lê có chứa đường tự nhiên ở dạng fructose và có chỉ số glycemic thấp. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn lê mà không lo lắng gì. Chúng có khả năng cải thiện độ nhạy cảm insulin, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin, trong đó có lê sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
7. Ngăn ngừa loãng xương
Sự góp mặt của nguồn vitamin K và nhiều khoáng chất boron tuyệt vời. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Nếu bạn bị thiếu vitamin K, bạn có thể dễ bị rối loạn liên quan đến xương. Đó là vì vitamin K làm việc với các khoáng chất khác như phốt pho, magiê và canxi để ngăn ngừa sự cố xương và ngăn ngừa loãng xương
8. Cải thiện tuần hoàn máu
Lê có hàm lượng sắt và đồng cao có thể ngăn ngừa thiếu máu. Sắt là một chất khoáng quan trọng cần thiết cho sản xuất hồng cầu. Khi ăn lê, chúng giúp cơ thể hấp thụ sắt và giải phóng nó vào các cơ quan quan trọng của cơ thể, do đó điều hòa lưu lượng máu và cải thiện lưu thông máu.
9. Giảm viêm
Lê chứa chất chống ôxy hóa và flavonoid giúp giảm viêm trong cơ thể. Các tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng viêm khớp, gout, viêm khớp dạng thấp và các loại bệnh khác. Hơn nữa, các anthocyanins có trong quả lê cũng có thể giúp chống lại chứng viêm.
10. Hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh
Lê chứa hàm lượng vitamin C và acid ascorbic tổng hợp các mô mới, làm tăng tốc quá trình chữa bệnh. Nồng độ acid ascorbic cao trong quả lê có thể sửa chữa các mạch máu bị hỏng làm giảm căng thẳng lên tim và ngăn ngừa bệnh tim phát triển.
1. Chất xơ cao
Lê bao gồm hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này sẽ cung cấp cho bạn 25-30 g chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái.
Chất xơ còn giúp giải độc hệ thống, điều hòa lượng cholesterol, cải thiện ruột và sức khỏe tiêu hóa.
2. Cải thiện tiêu hóa
Sự hiện diện của hàm lượng chất xơ trong lê có tác dụng làm giảm khả năng táo bón, tiêu chảy và phân lỏng. Trong một quả lê cung cấp 18% yêu cầu hằng ngày của chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định. Lê cũng giúp kết dính các chất gây ung thư và các gốc tự do trong đại tràng và bảo vệ cơ quan khỏi các tác động gây hại.
3. Giảm cân
Đây là một trong những loại trái cây có hàm lượng calo thấp và chứa đường tự nhiên. Một quả lê chỉ có khoảng 100 calo, đủ để bạn giảm cân. Nếu bạn đang cố gắng để giảm cân, hãy tiêu thụ lê trong chế độ ăn uống bởi vì nó sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn hàm lượng chất xơ và năng lượng vì chất xơ sẽ giữ cho dạ dày được "đầy đủ" trong một khoảng thời gian dài.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Lê chứa hàm lượng Vitamin C, một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ chống lại các tổn thương gốc tự do và giảm mệt mỏi, suy nhược. Vitamin C là cần thiết để bảo vệ ADN, duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, sửa chữa tế bào và ngăn chặn đột biến tế bào. Nó cũng có tác dụng chống lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
5. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Lê có khả năng làm giảm tỉ lệ bệnh tim. Các chất chống ôxy hóa có trong lê có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng hỗ trợ trong việc giữ cho động mạch hoạt động rõ ràng, giảm viêm và mức ôxy hóa cao.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong lê có chứa đường tự nhiên ở dạng fructose và có chỉ số glycemic thấp. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn lê mà không lo lắng gì. Chúng có khả năng cải thiện độ nhạy cảm insulin, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin, trong đó có lê sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
7. Ngăn ngừa loãng xương
Sự góp mặt của nguồn vitamin K và nhiều khoáng chất boron tuyệt vời. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Nếu bạn bị thiếu vitamin K, bạn có thể dễ bị rối loạn liên quan đến xương. Đó là vì vitamin K làm việc với các khoáng chất khác như phốt pho, magiê và canxi để ngăn ngừa sự cố xương và ngăn ngừa loãng xương
8. Cải thiện tuần hoàn máu
Lê có hàm lượng sắt và đồng cao có thể ngăn ngừa thiếu máu. Sắt là một chất khoáng quan trọng cần thiết cho sản xuất hồng cầu. Khi ăn lê, chúng giúp cơ thể hấp thụ sắt và giải phóng nó vào các cơ quan quan trọng của cơ thể, do đó điều hòa lưu lượng máu và cải thiện lưu thông máu.
9. Giảm viêm
Lê chứa chất chống ôxy hóa và flavonoid giúp giảm viêm trong cơ thể. Các tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng viêm khớp, gout, viêm khớp dạng thấp và các loại bệnh khác. Hơn nữa, các anthocyanins có trong quả lê cũng có thể giúp chống lại chứng viêm.
10. Hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh
Lê chứa hàm lượng vitamin C và acid ascorbic tổng hợp các mô mới, làm tăng tốc quá trình chữa bệnh. Nồng độ acid ascorbic cao trong quả lê có thể sửa chữa các mạch máu bị hỏng làm giảm căng thẳng lên tim và ngăn ngừa bệnh tim phát triển.