Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH BÍ TIỂU.

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH BÍ TIỂU.May be an image of 1 person and text that says 'Bí tiểu là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện bằng cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu được'

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH BÍ TIỂU.

Bí tiểu thuộc chứng lung bế “đi tiểu rất khó khăn” của y học cổ truyền. Chứng này đa phần do can khí uất kết, mỗi khi tức giận hay xúc động buồn phiền lại khó đi tiểu, hông sườn bụng đầy tức, nguyên nhân liên quan đến ăn uống không hợp lý sinh thấp nhiệt, có khi chức năng nội tạng suy yếu ngoại tà xâm nhiễm mà sinh bí tiểu.
Nguyên tắc điều trị của Ðông y là kiện tỳ khai uất thanh thấp nhiệt, bổ chính khử tà... Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng bí tiểu tùy thể bệnh.
-Bí tiểu thể thấp nhiệt: Người bệnh thường biểu hiện nước tiểu vàng, tiểu nóng rát, có khi bụng dưới đầy, họng khô, mạch sác có lực.
Bài thuốc: Bát chính tán gia giảm: mộc thông 12g, cù mạch 14g, xa tiền tử 14g, biển súc 14g, hoạt thạch 14g, chi tử 12g, đại hoàng 8g, chích thảo 4g. Các vị tán bột mịn hoặc sắc uống. Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu thông lâm... Trị các chứng tiểu dắt, tiểu ít, đau, tiểu có sạn, tiểu khó, tiểu lắt nhắt nhiều lần.
Bài thuốc Nam: mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh mỗi vị 30g, nếu dùng tươi liều gấp 3. Sắc 2-3 lít nước uống trong ngày. Công dụng: thanh phế mát gan, thông tiểu, tiêu viêm.
-Bí tiểu thể phế nhiệt ủng trệ: Người bệnh thường đi tiểu không thông, phải rặn ra từng giọt, tiểu rát buốt, họng khô khát nước, thở mệt, rêu lưỡi dày vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Thanh phế âm tử gia giảm: phục linh 16g, hoàng cầm 12g, tang bạch bì 14g, mạch môn 14g, xa tiền tử 12g, sơn chi 12g, mộc thông12g, đăng tâm 6g, cù mạch 14g, biển súc 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: mát phế, hóa thấp, lợi thủy... trị chứng phế nhiệt ủng trệ mà tiểu không thông rất hiệu quả.
Bài thuốc Nam: mía dò, vỏ rễ cây dâu, rau má, lá tre, vỏ bưởi mỗi vị 30g, nếu dùng tươi liều gấp 3 sắc uống 2-3 lít nước uống. Công dụng: lợi thủy, thanh phế, mát gan, tiêu độc, thông tiểu.
Bí tiểu thể can khí uất kết: Thường khi tức giận người bệnh lại tiểu không thông, hông sườn đầy tức, đại tiện lỏng, mạch huyền.
Bài thuốc: Trầm hương tán gia giảm: trầm hương 16g, thạch vĩ 14g, hoạt thạch 20g, đương quy 14g, trần bì 12g, bạch thược 24g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 4g, vương bất lưu hành 24g. Tán bột uống ngày 3 lần 12g, hoặc sắc uống. Công dụng: giải can uất khoan trung, thông tiểu... Trị can khí uất kết tiểu không thông.
Bài thuốc Nam: rau đắng, rau dừa nước, vỏ cam mỗi vị 30g, nếu dùng tươi liều gấp 3 sắc uống 2-3 lít nước uống. Công dụng: mát gan, khai uất, trừ thấp thông tiểu.
-Bí tiểu thể thận khí hư: Thường gặp người có tuổi, người bệnh tiểu ít, tiểu khó, kèm đau lưng gối, chân không ấm. Dùng bài thuốc:
Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: thục địa 32g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, phụ tử chế 6g, quế chi 14g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 12g (sao). Sắc hoặc hoàn uống. Công dụng: bổ thận, ích khí, hóa thủy thấp... Trị chứng tiểu tiện ít, tiểu khó do thận khí hư, phì đại tuyến tiền liệt, phù do viêm thận mạn chứng thận dương hư.
Bài thuốc Nam: củ kiệu 30g, hành ta 30g, gừng 12g. Nếu đau lưng gia ngũ gia bì, đỗ trọng 20g. Sắc uống 2-3 lít nước uống. Công dụng: tông dương, tán kết, thông tiểu... trị chứng bí tiểu, tiểu đục, tiểu dắt, dương khí hư chân tay lạnh.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

ĐÔNG Y TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

ĐÔNG Y TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNGMay be an image of text that says 'xương bình thường loãng xương'

THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là bệnh lý diễn biến thầm lặng. Theo lý luận của y học cổ truyền, “thận chủ cốt”. Tỳ vị là nguồn để cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, nhiệm vụ lớn lao của nó không hoàn thành được. Tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh. Đông y chia ra các thể lâm sàng như sau:

-Loãng xương thể thận dương hư:
Biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng...
Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng bài thuốc: Ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
-Loãng xương thể thận âm suy tổn:
Biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi.
Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
-Loãng xương thể tỳ hư:
Biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
Dùng bài thuốc: bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Gia giảm: - Nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; Hay sôi bụng, phân lỏng, gia: quế 8g, sinh khương 6g; Đau nhức các khớp, gia: đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; Ho hen mắc đờm, gia: cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.
-Loãng xương thể huyết ứ: biểu hiện đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết. Đau mình mẩy...
Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau. Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

ĐÔNG Y TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (TIÊU KHÁT)

ĐÔNG Y TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (TIÊU KHÁT)May be an image of text

Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều vẫn gầy, tiểu nhiều, uống nhiều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát.
Tiêu có nghĩa là thiêu đốt, đốt cháy trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa thiêu đốt làm cạn khô huyết dịch, tân dịch khô thì phát khát, khi khát uống bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay.
Tiêu khát được định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc.
-Nguyên nhân và bệnh sinh:
Do ăn quá nhiều chất béo ngọt cùng uống quá nhiều rượu, tích nhiệt rồi hóa Hỏa ở trung tiêu.
Do thần chí thất điều, do ngũ chí cực uất mà hóa Hỏa, Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng, và Thận là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ Tinh ba của ngũ cốc. Sách Nội Kinh viết: “hai kinh dương là kinh Thủ dương minh đại trường chủ về Tân dịch, kinh Túc dương minh vị chủ về Tinh huyết. Nay hai kinh ấy nhiệt kết thì tân dịch khô, huyết cạn làm ra Tiêu khát”.
-Chứng Tiêu khát phát ra ở thượng tiêu là bệnh Phế - Đại tràng, có chủ chứng là khát nước nhiều.
-Chứng Tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của Vị âm. Chủ chứng là thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì Vị hỏa nung đốt, Vị hư lâu ngày tổn hại Tỳ đưa đến Tỳ khí hư.
-Hỏa nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt chân âm, nếu có Tiên thiên bất túc (Thận âm hư sẵn hoặc Thiên quý đã suy) âm tinh hao tổn lại kết hợp hỏa nhiệt sinh ra chứng Tiêu khát ở hạ tiêu. Âm tổn đến dương lâu ngày dẫn đến Thận dương hư.
-Do tiên thiên bất túc hoặc thiên quý suy làm âm tinh hư tổn, hư nhiệt được sinh ra lưu tích lại làm âm càng hư hơn mà sinh bệnh.
Chẩn đoán Theo y học cổ truyền
-Đối với thể không có kiêm chứng hoặc không có biến chứng:
Có biểu hiện chủ yếu là âm hư nội nhiệt như khát, uống nước nhiều, ăn nhiều chóng đói, người gầy da khô, mồm khô, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng, mạch hoạt sác hoặc tế sác.
1.Thể Phế âm hư:
Chủ chứng là khát nhiều, uống nhiều nước, họng khô.
Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác.
Thuộc Thượng tiêu phế nhiệt.
2.Thể Vị âm hư:
Ăn nhiều, vẫn đói muốn ăn thèm ăn hoài.
Người gầy, khát, tiểu nhiều, đại tiện táo.
Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
Thuộc Trung tiêu khát, Vị âm hư.
3.Thể Thận âm hư - Thận dương hư:
Tiểu tiện nhiều, tiểu ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác là thể Thận âm hư.
Nếu chân tay lạnh, mệt mỏi, người gầy, mạch tế hoãn vô lực là thể Thận dương hư.
Đối với thể có kiêm chứng và biến chứng:
YHCT còn chú ý đến những dấu chứng kèm theo và biến chứng sau đây để quyết định chọn lựa gia giảm vào cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
-Hồi hộp mất ngủ do âm hư tân dịch tổn thương, tiêu bón kém, dễ sinh lở nhọt, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác. (Phép trị: Ích khí dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt).
-Chứng đầu váng mắt hoa: Nếu là Âm hư dương xung: chóng mặt, ù tai, đau căng đầu nặng hơn lúc tinh thần căng thẳng, nóng nảy dễ gắt, mồm đắng họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền. Nếu là Đờm trọc: váng đầu, buồn ngủ, ngực bụng đầy tức, ăn ít buồn nôn, lưỡi nhạt rêu nhớt, mạch hoạt.
-Chứng nhọt, lở loét thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. (Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc).
-Chân tay tê dại: mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững, lưỡi nhợt, rêu vàng mỏng, mạch tế sác. (Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái).
Điều trị và theo dõi
Mục tiêu của điều trị tiểu đường là tránh các hậu quả trực tiếp của sự thiếu Insuline, bao gồm các triệu chứng của tăng đường huyết, của nhiễm acid cetone, của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu và làm giảm các chứng do bệnh kéo dài gây nên. Rõ ràng các biến chứng mạn của tiểu đường là do bất thường về chuyển hóa và kiểm soát tăng đường huyết có thể giảm tỷ lệ của biến chứng này.
Đối với mỗi bệnh nhân, người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị để có thể đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất mà không gây ra hạ đường huyết thường có hoặc nặng.
Y học cổ truyền cũng rất chú ý đến vấn đề tiết chế trong điều trị bệnh Tiêu khát. Nhìn chung không có gì khác biệt so với y học hiện đại.
Hạn chế các chất cao lương mỹ vị, giảm ăn các chất cay, béo, ngọt. Nên ăn nhiều chất hoa quả, rau xanh, giá đậu, bí, ngô, nên uống nước trà xanh hàng ngày.
Giảm mỡ để tránh nê trệ hại Tỳ vị, không có lợi cho người bệnh.
Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá, vì rượu tính ôn vị cay phát tán vào cơ thể làm cho hao tân dịch, làm tăng bệnh và dễ gây biến chứng.
Hoạt động thể lực:
Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do được điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được Insuline điều chỉnh.
Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đường huyết. Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị Insuline tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng. Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim mạch, thần kinh và võng mạc. Để đề phòng cần đánh giá tình trạng tim mạch, săn sóc cẩn thận.
Y học cổ truyền trong bệnh này, khuyên người bệnh tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, thư giãn, đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Tuyệt đối giữ cơ thể không bị chấn thương xây xát ngoài da.
Thái độ tinh thần trong cuộc sống:
Vấn đề này được chú ý nhiều trong y học cổ truyền hơn.
Tự tạo cho mình cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần, tránh không để tức giận thái quá, căng thẳng quá làm Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm, sinh ra mồm khát nhiều, hay đói; hoặc vui mừng thái quá, thần tán sinh nhiệt, lo nghĩ nhiều hại Tỳ, lo sợ nhiều hại Thận …
Kinh nghiệm dân gian đơn giản trị tiểu đường:
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bao gồm Dây lá khổ qua 40g, Lá đa 20g.
Kinh nghiệm trên được nghiên cứu trên thực nghiệm ghi nhận được có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm. Trên lâm sàng có hiệu quả ổn định đường huyết đối với loại tiểu đường không lệ thuộc Insuline.
Những kinh nghiệm dân gian khác:
Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên, hàng ngày.
Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần.
Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g, củ cải nấu chín, vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên.
Trái Khổ qua 250g, thịt 100g. Nấu canh ăn.
Tụy heo 250g, Hoài sơn 120g, Thiên hoa phấn 120g. Tụy heo giã nát trộn với bột thuốc.

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH SUY TIM

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH SUY TIM



ĐÔNG Y CHỮA BỆNH SUY TIM

Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể.

Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim.
Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 - 54, tỷ lệ nơi nam giới suy tim là 1,8/1000, ở lứa tuổi 55 - 64 tỷ lệ ấy là 4/1000, tuổi 65-74 là 8,2/1000. Trung bình cứ sau 10 năm tuổi thì tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi (Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm).
Suy tim tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến 2 hậu quả chính là:
1. Lưu lượng máu của tim kém: Tức là số lượng máu do tim bơm ra cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong một phút giảm đi. Bình thường lưu lượng máu của tim là 5 lít ở người trưởng thành, nay chỉ còn khoảng 2-3 lít.
2. Áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực nhĩ tăng.
Hậu quả đó ảnh hưởng lớn đến các nội tạng chính như:
Thận: Máu qua thận ít, bệnh nhân tiểu ít.
Gan: Máu ứ đọng ở gan (gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi).
Phổi: Máu, ứ đọng ở tiểu tuần hoàn gây nên khó thở.
Tim: Máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng.
Suy tim thường chia 8 loại nhưng có liên quan ảnh hưởng với nhau: suy tim phải, suy tim trái và suy tim.
Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và phòng được.
-SUY TIM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y văn cổ truyền không có chứng suy tim nhưng theo triệu chứng lâm sàng, bệnh thuộc phạm trù các chứng ‘Tâm Quí’,’Chinh Xung’, 'Khái Suyễn', ‘Đàm Ẩm’, ‘Thủy Thủng', ‘Ứ Huyết’, ‘Tâm Tý’, và cách chữa trị thường có thể tham khảo cách chữa của các bệnh này.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh có thể phân tích lý giải như sau:
1) Khí Huyết Hư: ‘tâm quí’ (lo sợ) là triệu chứng thường thấy trong bệnh suy tim hoặc do chính khí suy, ngoại tà xâm nhập, do dương khí suy không ôn dưỡng tâm mạch, tâm dương bất túc sinh ra tâm quí. Do dương hư không chế được thủy, thủy khí thượng nghịch sinh ra hồi hộp, hoặc bệnh lâu ngày, tâm huyết bất túc, tâm không được nuôi dưỡng đủ hoặc thận dương hư tổn, âm hư hỏa vượng, tâm hỏa bốc lên cũng sinh chứng ‘tâm quí’.
2) Bệnh Tâm Phạm Phế: Khó thở (khí suyễn) là chứng thường gặp trong bệnh suy tim. Bệnh nhẹ thì sau khi lao động mệt mới khó thở, nặng thì ngồi cũng khó thở, kèm ho, đờm nhiều bọt màu hồng. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: “Triệu chứng tâm khái là ho kèm đau ở mỏm ức (tâm thống)”.
Ho suyễn cần phân biệt hư thực hoặc bản hư tiêu thực Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: ‘Thực suyễn hơi thở dài có dư, hư suyễn hơi thở ngắn không liên tục”, rất có ý nghĩa trong điều trị. Khó thở trong suy tim hầu hết là hư thực lẫn lộn, tâm phế thận cùng mắc bệnh.
3) Huyết Ứ: Tâm chủ huyết, tâm suy thì tâm khí suy, huyết vận hành kém nên sinh ra huyết ứ, xuất hiện các triệu chứng: Mặt, lưỡi, môi và cả móng chân tay tím bầm.
4) Phù thũng : Trong suy tim, phù thường xuất hiện từ từ, phù lõm bắt đầu từ bàn chân, nằm gác chân cao thì phù giảm nhẹ, đi nhiều phù tăng, thuộc âm thủy, do sự suy giảm chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận.
ĐIỀU TRỊ
Trong điều trị theo biện chứng thường phân các thể bệnh sau:
1) Tâm dương hư:
Triệu chứng: Chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp lạnh hoặc hoạt động nhẹ khó thở tăng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết, Đại.
Điều trị: Ích khí, ôn dương.
Phương thuốc: Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị:
Thái tử sâm 16g Phụ tử 8g Hoàng kỳ 20g
Quế chi 10g Bạch truật 12g Đan sâm 16g
Bá tử nhân 12g
2) Tâm tỳ dương hư:
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, làm việc nhẹ khó thở tăng, chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, chân phù, rêu lười dày nhớt, mạch nhỏ, Sác, Kết, Đại.
Điều trị: Kiện tỳ, ôn dương.
Phương thuốc: Dùng bài ‘Tứ Quân Tử Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm:
Đẳng sâm 12g Bạch linh 12g Bạch truật 12g
Trích thảo 6g Sa tiền 12g Ý dĩ 12g Đan sâm 12g Quế chi 6g
Trường hợp phù nặng: thêm Ngũ gia bì, Đông qua bì (vỏ bí đao) để tăng cường lợi thấp.
3) Tâm thận dương hư:
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch Trầm Tế Nhược hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn dương lợi thủy.
Phương thuốc: Dùng bài ‘Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm:
Nhân sâm 8g Phụ tử 10g Bạch linh 12g
Bạch truật 20g Sinh khương 12g Quế chi 8g Trạch tả 12g Sa tiền 16g Đan sâm 16g
Phù nặng thêm Ngũ gia bì 12g. Thận dương hư nặng uống thêm Bát Vị Hoàn 6-8g/1ần, 2 lần/ngày.
4) Khí âm lưỡng hư:
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm.
Phương thuốc: Dùng bài: ‘Chích Cam Thảo Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm:
Nhân sâm 10g Chích thảo 8g Mạch môn 16g
Ngũ vị 6g Sinh địa 16g A giao 10g Sinh khương 12g
5) Khí hư huyết ứ:
Triệu chứng: Hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, 2 má đỏ, môi lưỡi tím đen, phù, tiểu ít, chất lưỡi tím thâm, mạch Sáp hoặc Huyền, Kết.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, hóa ứ.
Phương thuốc: Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm:
Đẳng sâm 12g Đan sâm 16g Xuyên khung 10g
Xích thược 8g Hồng hoa 12g Hoàng kỳ 30g Hương phụ 12g Chỉ sác 12g Đào nhân 12g Sài hồ 12g
6) Đờm ẩm bế phế:
Triệu chứng: Hồi hộp, ngắn hơi, ho khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy, ăn ít, phù, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch Hoạt, Sác.
Điều trị: Tuyên phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn.
Phương thuốc: Dùng bài Tả Phế Thang hợp với Tiểu Thanh Long Thang gia giảm:
Đình lịch tử 8g Trích thảo 6g Tang bì 12g
Sa sâm 12g Địa cốt bì 12g Bán hạ 6g Ngũ vị 6g Ma hoàng 10g Hạnh nhân10g Sa sâm 12g Hậu phác 10g
7) Dương khí hư thoát:
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xám, chân tay lạnh toát, mồ hôi, bệnh nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch Trầm Tế, muốn tuyệt (khó bắt).
Điều trị: Hồi dương, cứu nghịch.
Phương thuốc: Dùng bài Sâm Phụ Long Mẫu Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm:
Nhân sâm 8g Phụ tử 10g Sinh Long cốt 16g
Mẫu lệ 12g Mạch môn 12g Ngũ vị 8g Sơn thù du 10g Can khương 10g
Sắc uống. Nếu bệnh nhân còn tỉnh cho uống từng ít một, uống 3-4 lần trong ngày.
Biện chứng bệnh suy tim rất phức tạp, bệnh thường nặng, tùy tình hình bệnh lúc cấp cứu phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp cấp cứu hiện đại.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là loại chiếm tỷ lệ cao nhất nhì trong các loại bệnh ung thư của phái nữ, tuổi phát bệnh thường trên 40 tuổi, có quan hệ mật thiết với viêm loét cổ tử cung.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG  子宮  


 NHỮNG THÔNG TIN CẦN TÌM HIỂU KHI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 

Ung thư cổ tử cung là loại  chiếm tỷ lệ cao nhất nhì trong các  loại  bệnh ung  thư của phái nữ, tuổi phát bệnh thường trên 40 tuổi, có quan hệ mật thiết với viêm loét cổ tử cung.

 

Nguyên Nhân

Cho đến nay chưa biết được chính xác, qua thống kê người ta thấy bệnh có liên quan đến các yếu tố như : cổ tử cung bị thương tổn, viêm  loét cổ tử cung  mạn tính, kết hôn sớm, sinh đẻ nhiều, vệ sinh sinh dục kém . . .

 

Triệu Chứng

. Huyết  trắng ra nhìều, lúc đầu chỉ có hiện tượng ra nhìều, về sau kèm có mủ máu hôi thối ( giai đoạn trễ).

. Xuất huyết  âm đạo bất thường ( đây là dấu hiệu cần chú ý).

. Đau vùng bụng  dưới ( do tế bào ung  thư chèn ép thần kinh vùng hố chậu hoặc biến chứng  viêm tổ chức liên kết tử cung ), đau lan đến vùng lưng và đùi.

. Các triệu chứng đường tiết niệu, trực tràng như : tiểu nhiều lần, tiêu gấp, thậm chí nước tiểu có mủ máu ( do tế bào ung thư xâm phạm bàng quang ) hoặc bí tiểu hoặc nhiễm urê huyết. Trường hợp tế bào ung  thư xâm phạm trực tràng sinh ra tiêu khó, phân có máu, cuối kỳ có thể sinh ra dò nước tiểu, dò phân .

. Các  triệu chứng chung như : sốt  kéo dài, chán ăn, thiếu máu, 2 chân phù, người gầy.

Sự phát triển của ung thư trên lâm sàng thường chia làm 5 thời kỳ:

Kỳ I:  tế bào ung  thư chưa xâm phạm đến tế bào mô đáy, phát hiện lúc khám sức khỏe.

Kỳ II : ung thư khu trú ở cổ tử cung.

Kỳ III: ung  thư đã xâm lấn tới quanh tử cung nhưng chưa vào thành  hố chậu, đã xâm lấn âm đạo nhưng chưa đến l/3 dưới.

Kỳ IV : ung thư đã xâm lấn đến thành hố chậu và l/3 d ưới cổ âm đạo.

Kỳ V : ung thư đã lan đến đường tiểu và các cơ quan ngoài hố chậu.

 

Chẩn Đoán

Chủ yếu dựa vào :

- Triệu chứng  lâm sàng và cách phân kỳ lâm sàng, Tế bào học âm đạo ( phết mỏng âm đạo, xét nghiệm PAP) giúp phát hiện giai đoạn tiền xâm lấn mà kiểm tra cổ tử  cung không phát hiện được.

- Xét nghiệm Schiller: bôi dung dịch Lugol vào cổ tử cung giúp phân biệt các vị trí nghi ngờ để làm sinh thiết .

Khám phụ khoa: quan sát cổ tử cung bằng mỏ vịt, ấn âm đạo, trực tràng để phát hiện mức độ ăn lan của ung thư trong vùng chậu.

. Sinh thiết : Lấy mảnh mô tại vùng tổn thương làm sinh thiết.

. Khảo sát lòng cổ tử cung và chụp X quang xoang tử cung, trường hợp cổ tử cung  trong bị xâm lấn mà không thấy rõ bướu .

- Soi bàng quang.

Chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì nó quyết định điều trị và tiên lượng bệnh. Đối với phụ nữ trên 40 tuổi có xuất huyết âm đạo thất thường thì phải cảnh giác.

 

Điều Trị

Điều trị ung thư cổ tử cung chủ yếu là phẫu trị và xạ trị dùng riêng lẻ hoặc phối hợp.  Hóa trị có thể  dùng làm phương pháp phối hợp Đông y là phương pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe người bệnh, hạn chế những biến chứng do các phương pháp trên gây ra. 

 

Biện Chứng Luận Trị:  Có thể chia các thể bệnh điều trị như sau:

 Can Khí Uất Trệ: Ngườ i bứt rứt, miệng khô, ngực sườn đầy tức, khó chịu, bụng dướl đầy, mất ngủ, hay mơ, kinh đến sớm, khí hư ra nhiều, quanh lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch Huyền Tế hoặc Huyền Hoạt.

Điều trị : Sơ Can, giải uất. Dùng bài  Tiêu Dao Tán thêm Trần bì, Hương phụ, Ô dược, Nhân trần.

+Nhiệt Độc Uất Kết Hạ Tiêu: Miệng khô, đắng, bụng dưới  đau, tức lưng, khí hư nhiều, đục như nước gạo hoặc vàng thối,  chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng dày, mạch Hoạt Sác ( cổ tử cung loét hoại tử, nhiễm trùng nặng) .

Điều trị : thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết,  tán kết. Dùng bài Sơ Can Thanh Vị Hoàn thêm Thất diệp nhất chi hoa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Lậu lô, Quất diệp, Cúc hoa, Xuyên bối mẫu ( tán bột, hòa uống), Tử hoa địa đinh, Sơn từ cô, Bạch chỉ, Qua lâu nhân, Thiến thảo đều 12g, Nhũ hương, Một dược đều 4g, Lưỡng đầu tiêm 4g, Trần bì  8g.

+ Can Thận Âm Hư: Lưng đau thắt, váng đầu, ù tai, khó ngủ, hay mơ, lòng bàn  chân tay nóng, miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch Huyền, Sác hoặc Tế Sác.

Điều trị : Tư dưỡng can thận, hoạt huyết, tiêu độc. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Trị mẫu, Hoàng bá, Hoài sơn, Sơn thù đều 12, Bạch linh, Trư linh, Đơn bì, Qua lâu nhân , Xích thược, Đan sâm đều l2g, Tam thất 6g ( tán bột hòa thuốc ), Trạch tả l2g.

+ Tỳ Thận Dương Hư : Tinh thần mệt mỏi, chân tay yếu, lạnh, lưng đau, ngực tức, khí hư ra nhiều, tiêu lỏng, thân lưỡi bệu, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Tế Nhược.

Điều trị : Ôn tỳ thận, trừ thấp. Dùng bài Chân Vũ Thang Gia Vị: Chế Phụ tử 10g ( sắc trước), Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Bạch  thược đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Sinh hoàng kỳ 20g, Ngô thù du 8g, Tiểu hồi 6g, Gừng tươi 12g.

 

MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM

 

. Yết Ngô Nhuyễn Hóa Thang (Trần Minh Tín - Bệnh viện trung y Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc ): Ngô công 3 con, Toàn yết 6g, Côn bố, Hải tảo, Đương qui, Tục đoạn, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo (đều 24 g, Bạch thược, Hương phụ , Phục linh đều 15g, Sài hồ 9g, sắc uống. Vân Nam Bạch Dược 2g nuốt uống.

Gia giảm: Khí hư nhiều thêm Hoài sơn, Tỳ giải đều 24g; Tỳ hư hạ hãm thêm Hoàng  kỳ l5g, Thăng ma, Bạch truật đều 10g; Can thận âm hư thêm Sinh địa, Huyền sâm đều l5g; Táo bón thêm Hỏa ma nhân 24g; Bụng đầy, đau thêm  Trầm hương, Chỉ xác,  Diên hồ sách đều 15g.

Đã trị ung thư tử cung  13 ca, kết  quả sống 20 năm 1 ca, trên l3 năm 3 ca, trên 8 năm  4 ca, trên  2 năm  3 ca, sống 6 tháng 2 ca,

. Thiềm Hùng Giải Độc Phương ( Bệnh viện trung y Bắc Kinh): Thiềm tô 15g, Hùng hoàng 3g, Bạch cập 12g,  Phê thạch chế 1, 5 g, Ngũ bội tử 1,5g, Minh phàn 60g, Tử não sa 0,3g, Tam thất 3g, tất cả tán bột mịn, thêm Bột Tiêu Viêm 60g, trộn đều, dùng ngoài. Dùng  cho thể loét.

Nhũ hương, Một dược (đều 18g, Nhi trà, Băng phiến đều 9g, Xà sàng tử 12g, Chung nhũ thạch 10g, Hùng hoàng 12g, Bằng sa 9g, Não sa 9g, Huyết kiệt, Xạ hương (đều 6 g) Minh phàn 60g, tán bột nhỏ trộn đều, dùng ngoài cho loại ung thư nông.

Biện Chứng gia giảm: Thấp nhiệt độc thịnh, uống thêm thang : Thảo hà xa 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Thổ phục linh 30g, Bán chi liên l5g, Thương truật 9g, Hoàng bá 6g, Biển súc 9g, Xích thược 9g, Ý dĩ nhân (sống) 12g. Can uất khí trệ thêm Nhân trần l5g, Ngọc kim 9g, Thanh bì, Trần bì, Hương phụ, Đương quy, Bạch thược đều 9g; Can thận âm hư thêm Tri mẫu 9g, Trạch tả 9g,  Sinh địa 12g, Bạch hoa xà thiệt  thảo 30g, Hạn liên thảo, Thảo hà xa, Sơn dược đều 15g, Hoàng bá 5g.

Kết quảû lâm sàng: Dùng ngoài và uống trong  phối  hợp đã trị 42 ca ung thư tử cung, kết quảû khỏi 33 ca, sống 8 ca,  hết 1 ca.

. Hoàng Lăng Phương (Ngụy Vĩnh Hòa, Viện y học Thẩm Dương, Liêu Ninh): Hoàng kỳ 45g, Đương quy, Tam lăng, Nga truật, Tri mẫu, Đào nhân  đểu 16g, Kê nội ki m, Sơn giáp, Đảng sâm (đều 15g, Hương phụ 12g, Thủy điệt 30g, tán bột. Mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-4 lần.

Cùng với thuốc uống trên dùøng Tam lăng 35g, Nga truật, Nhũ hương, Một dược đều l5g, Đồng lục 5g, Não sa 8g, A ngùy l0g, Thiềm tô 0, 6g, Xạ hương 0,15g, Băng phiến 0,3g, tán bột  đắp bên ngoài.

Kết quả: Uống thuốc và đắp ngoài như trên, đã điều trị 24 ca ung thư cổ tử cung. Kết quả: tốt 9 ca, tiến bộ 3 ca, không kết qủa 12 ca. Trong  9 ca có kết quả tốt, sống trên 3 năm  3 ca, 2 năm  2 ca, l năm 3 ca.

. Từ Thạch Anh Thang (Bệnh viện Thử Quang, thuộc Trung y Học viện Thượng Hải): Đảng sâm, Hoàng kỳ 12 - l 5g, Lộc giác phiến 9g, Tử thạch anh 30g, Xích thạch chi l5g, sao A giao 6g ( hòa uống), Quy thân, Bạch thược đều 12g, Bào khương 3g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: Tỳ vị hư yếu, trung khí hạ hãm, bỏ Bào khương, A giao thêm  Bạch truật, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ; Thận âm hư, thấp nhiệt hạ chú bỏ Hoàng kỳ, Đảng sâm, A giao, Bào khương, Lộc giác phiến thêm Sinh địa, Quy bản, Xuyên bá, Xuân căn bì, Chế hương phụ, bột Hổ phách; Bụng có khối u thêm Hạ khô thảo, Toàn qua lâu, Quy bản, Tượng nha tiêu; Xích đới nhiều thêm Sinh địa, Đơn bì, Tiên hạc thảo, Đoạn Mẫu lệ; Bạch đới nhiều thêm Xà sàng tử, Hoàng  cầm, Xuân căn bì, (chân tay phù thêm Phòng kỷ, Mộc qua, Ngưu tất, Phục linh .

Kết quảl lâm sàng: Đã trị  60 ca ung thư  cổ tử cung trong đó chỉ có 2 ca sớm còn (đều là giai đoạn muộn, Kết quả tốt (hết triệu chứng, khối u tiêu hoặc không phát triển, theo dõi 3 năm ) 3 ca  (5% ), tiến bộ (triệu chứng giảm, theo dõi 1 năm bệnh không phát triển) 9 ca ( 15% ), ổn định ( triệu chứng và khối u trong l0 tháng không thay đổi ) 3 ca ( 5%), Kết quả tốt rồi xấu đi 16 ca ( 26, 7%), xấn đi và tử vong 29 ca (48,3%) . Tỷ lệ kết quả: 5l, 67%).

. Hạ Đậu Hà Xa Thang ( Bệnh viện trực thuộc Hà Nam y học viện ):

Trước hết uống 6 thang: Hạ khô thảo, Sơn đậu căn, Thảo hà xa đều  30g , Thiên hoa phấn, Thuyên thảo, Sài hồ đều15g. Sắc uống 3 thang:  Tam lăng, Nga  truật đềuu 9g.

Uống tiếp 3 thang: Đương qui, Sài hồ, Kê nội kim đều 15g, Đảng sâm 30g, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh, Thanh bì, Ô dược đều 9g, Cam thảo 6g.

Phối hợp thuốc đắp ngoài:  Ô mai 18g, Nha đảm tử 9g, Mã tiền tử 6g, Khinh phấn 6g, Hùng hoàng 6g, Não sa, Thiềm tô đều 9g, Hồng phê 6g, tán bột .

Thời kỳ cuối, bệnh nhân đau nhiều dùng Đại hoàng ( sao rượu ) 9g, Mang tiêu 6g, Đào nhân 9g, Qua lâu l5g, Dĩ nhân 9g, Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung, Xuyên luyện tử đều 9g, Hoài ngưu tất 5g, Tiểu hồi hương l5g, Đươg quy 12g, Trạch tả 6g, Bạch thược l9g, Quế chi  6g, Sài  hồ 15g, Ngân hoa 15g, sắc uống.

Kết quả lâm sàng: Đã trị 57 ca ung thư cổ tử cung:

Kỳ I: 6 ca đều khỏi.

Kỳ II: 24 ca, khỏi 7, kết quả tốt 13, có kết quả 3, không kết quả 1.

Kỳ III:  15 ca, khỏi 1, tốt 4, có kết quả 4, không kết quả 6.

Kỳ IV:  5 ca, khỏi, kết quả tốt 1, không kết quả 4 ca.

. Tam Phẩm Bỉnh Phương (Phương Học Chí, y viện Bảo Kiện Phụ Nữ Giang Tây): Bạch phê 45g, Minh phàn 60g, Hùng hoàng 7,2g, Một dược 3,6g. Chế thành bánh hình trụ. Mỗi đợt 5 – 7 ngày dùng thuốc 1 lần. Liên tục 3 – 4 tuần. Lúc làm thuốc, dùng vải gạc bôi vaselin để bảo vệ âm đạo.

Dùng thuốc hỗ trợ : Tử thảo, Tử hoa địa đinh, Thảo hà sa, Hoàng bá, Hạn liên thảo đều 30g, Băng phiến 3g, tán nhuyễn, dùng ngoài.

Kết quả lâm sàng : Dùng trị cho 162 ca, 1 ca sau điều trị không còn tìm thấy tế bào ung thư. S au điều trị số sống trên 3 năm  9l ca, sống 5 năm 35 ca .

. Ngô Công Nhuyễn Hoá Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Ngô công 3 con, Toàn yết 6g, Côn bố, Hải tảo, Đương quy, Tục đoạn, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 24g, Bạch thược, Hương phụ Phục linh đều 12g, Sài hồ 8g, Vân Nam Bạch Dược 2g (hoà vào thuốc sắc, uống).

TD: Lý khí hoá ứ, nhuyễn kiên, giải độc. Trị cổ tử cung bị ung thư.

Đã trị 13 ca, sống thêm 20 năm có 1 ca, sống thêm 13 năm có 3, sống thêm 8 năm có 4, sống thêm 2 năm có 3, đạt tỉ lệ 100%.

. Lợi Thấp Giải Độc Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy vĩ 20g, Xích thược, Thương truật, Trư linh đều 12g, Thổ phục linh 60g, Nhũ hương, Một dược đều 10g, ngân hoa 15g, Ý dĩ 30g, Hoè hoa 15g, Đông qua nhân 30g, Mộc hương 12g, Toàn yết 8g, Ngô công 2 con. Sắc uống.

TD: Lợi thấp, giải độc, hoạt huyết, hoá ứ. Trị cổ tử cung bị ung thư giai đoạn 2.